Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/08/2016

Trẻ sốt mọc răng hay sốt bệnh: Cẩn thận kẻo nhầm!

Trẻ sốt mọc răng hay sốt bệnh: Cẩn thận kẻo nhầm!
Khác với sốt bệnh lý, trẻ sốt mọc răng thường đi kèm nhiều dấu hiệu như chảy dãi nhiều, biếng ăn, khó chịu, nướu sưng đỏ... Những triệu chứng này sẽ tự khỏi khi răng bé nhú lên. Phân biệt giữa sốt bệnh và sốt do mọc răng sẽ giúp mẹ có cách xử lý phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6-7 tháng tuổi và hoàn thiện 20 chiếc răng sữa khi được khoảng 3 tuổi. Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức cần thiết để không quá bỡ ngỡ và lo lắng cho bé. Rất nhiều mẹ nhầm lẫn trẻ sốt mọc răng với sốt bệnh lý nên không có sự can thiệp kịp thời dẫn đến sức khỏe bé bị ảnh hưởng.

Trẻ sốt mọc răng thường đi kèm với những dấu hiệu mọc răng
Trẻ sốt mọc răng thường đi kèm với những dấu hiệu mọc răng như: Bé chảy nhiều nước dãi, ngứa răng, nưới sưng đỏ

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi bé, đa số bé sẽ bị sốt khi mọc răng nhưng cũng có bé không hề bị sốt mà chỉ có một vài dấu hiệu sắp mọc răng. Để giúp hạn chế đến mức tối đa khả năng bé bị sốt mẹ có thể dùng những mẹo dân gian đơn giản sau.

Dùng lá hẹ

Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ được 3 tháng tuổi mẹ hãy dùng lá hẹ để rơ nướu cho bé, dùng 9 lá cho bé gái và 7 lá cho bé trai. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng một ít lá hẹ tươi, giã nát lấy nước. Lá hẹ có mùi hơi hăng, nếu bé không chịu được thì mẹ có thể hấp cách thủy. Sau khi đã lấy nước cốt lá hẹ, mẹ dùng đồ rơ lưỡi để thấm nước rồi nhẹ nhàng thoa đều lên nướu của bé. Dùng cách này khi mọc răng bé sẽ không sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.

Nước đậu xanh

Nhiều mẹ thường truyền tai nhau về công thức dùng nước đậu xanh để giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng. Sau khi sinh được 100 ngày, mẹ hãy dùng 100 hạt đậu cán vỡ làm đôi, cho vào nồi đun với nước. Không cần đợi đến khi đậu nhừ, chỉ cần sôi một lúc rồi dùng nước này để rơ lợi cho bé. Mẹ hãy nhớ làm đúng ngày bé được 100 ngày tuổi (3 tháng 10 ngày) mới có hiệu quả.

Cho bé ăn quả na

Nhằm giúp bé không bị sốt trong suốt thời kỳ mọc răng, mẹ nên thường xuyên cho bé ăn na. Khi cho bé ăn mẹ nên lựa chọn loại quả to, nở gai, bóc thành từng múi nhỏ và loại bỏ phần hạt. Lúc này bé chưa thể nhai nên mẹ hãy dầm nhuyễn hoặc cho bé ăn phần nước đều được.

4/ Những điều cần tránh

– Cho bé sử dụng thuốc người lớn, dù đã chia nhỏ liều dùng. Chỉ cho bé dùng thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.

– Giảm nhiệt độ phòng quá thấp: Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, hạ nhiệt độ phòng sẽ không giúp bé hạ sốt hay cảm thấy dễ chịu hơn. Tốt nhất, nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25-27 độ C, tránh trường hợp bé bị cảm.

– Để giúp bé giảm khó chịu khi mọc răng, mẹ có thể cho con ngậm ty lạnh hoặc đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng. Tuy nhiên, tuyệt đối không bọc viên nước đá trong vải mỏng đưa cho trẻ ngậm, hoặc cho bé ngậm trái cây đông đá. Bé có nguy cơ bị nghẹn hoặc hóc nếu chẳng may nuốt trọn viên đá hay miếng trái cây.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x