Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mặc dù ngày càng có nhiều trẻ em béo phì hơn, nhưng theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh từ năm 2007-2010 cũng vẫn còn khoảng 3,5% trẻ em từ 2-19 tuổi đang trong tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng.
Hầu hết các trường hợp trẻ suy dinh dưỡng đều bắt nguồn từ sai lầm trong cách chăm sóc dinh dưỡng của mẹ. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trẻ suy dinh dưỡng cũng bị tác động rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ. Vậy, trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân nhanh, hiệu quả?
So với những trẻ có cân nặng vừa phải, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng cần tăng cường nhu cầu năng lượng nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi. Ngoài 3 bữa chính một ngày, mẹ nên cho trẻ ăn thêm 2-3 bữa phụ nhỏ, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Ưu tiên thực phẩm giàu calories nhưng vẫn phải đảm bảo về dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ thường xuyên vận động để tăng sức đề kháng, tăng sự phát triển các nhóm cơ.
– Tăng cường chất béo lành mạnh: Trong khi carbonhydrate và protein chỉ cung cấp 4calorie/gr, chất béo có thể cung cấp tới tận 9calorie/gr. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên bổ sung thêm chất béo vào thực đơn hàng ngày nếu muốn con tăng cân nhanh. Ưu tiên thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như quả bơ, ô liu, bơ đậu phộng, các loại hạt… Sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật khi nấu để tăng hàm lượng calo trong bữa ăn của bé.
– Chất đạm: Các thực phẩm giàu chất đạm như sữa, sữa chua, phô mai, thịt đỏ, gia cầm, hải sản, trứng và các sản phẩm từ đậu nành sẽ giúp bé cưng tăng cân và cơ bắp. Nhu cầu đạm của trẻ từ 1-2 tuổi là 13gr/ ngày, 19gr cho trẻ em từ 4 đến 8 tuổi và 34gr protein mỗi ngày cho trẻ từ 9 đến 13 tuổi.
– Carbonhydrate: Chiếm phần lớn trong chế độ dinh dưỡng cho bé hàng ngày. Khoảng 45- 65% lượng calories cần thiết cho hoạt động mỗi ngày của trẻ đến từ các thực phẩm giàu carbonhydrate. Cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, sữa và sữa chua để đáp ứng nhu cầu carbohydrate hàng ngày của bé. Mẹ có thể cho thêm bơ đậu phộng, hạnh nhân hoặc bơ hạt điều vào bánh mì và trái cây, cho bé ăn thêm trái cây khô vào bữa ăn vặt.
1. Khoai lang
Giàu tinh bột, khoai lang cung cấp một lượng đáng kể calories cho cơ thể bé cưng. Hơn nữa, khoai lang cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền hoặc trộn thêm sữa, sử dụng khoai lang để làm bánh cho bé.
2. Trứng
Trứng chứa nhiều protein, vitamin D và đặc biệt là choline, dưỡng chất quan trọng giúp phát triển trí não. Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể ăn nguyên một quả trứng.
3. Ngũ cốc
Giàu protein, vitamin E, chất xơ và chất béo là những ưu điểm hàng đầu khi nhắc đến ngũ cốc. Mẹ có thể trộn thêm ngũ cốc khi nấu cháo cho bé, hoặc cho bé ăn ngũ cốc như một món ăn vặt trong ngày.
4. Khoai tây
Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời cho thực đơn của trẻ suy dinh dưỡng. Khoai tây rất dễ chế biến. Cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt, khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng.
5. Sữa nguyên kem
Không những có đầy đủ can-xi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Chỉ cần 1 ly sữa nguyên kem mỗi sáng đã giúp bé cưng có đủ lượng chất béo cần thiết. Tuy nhiên, cũng chính vì giàu chất béo, mẹ không nên cho bé uống loại sữa này trước khi đi ngủ, vì có thể làm bé đầy bụng khó chịu.
Sau một đợt bệnh, hầu hết các bé sẽ kén ăn và tiêu hóa kém hơn. Để giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, thay vì cho con ăn 3 bữa chính, mẹ có thể chia nhỏ thành 5 bữa ăn. Đồng thời cho bé uống thêm 2-3 cữ sữa/ ngày. Cố gắng đa dạng hóa thực đơn của bé với nhiều thực phẩm để tránh gây nhàm chán. Đặc biệt, cho bé ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây.
Mách nhỏ cho mẹ: Trẻ mới ốm dậy có thể sẽ thay đổi một chút về khẩu vị. Vì vậy, khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ nên nêm đậm đà hơn thường lệ, kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm dầu ăn, dầu ôliu hoặc dầu cá hồi vào món ăn của bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.