Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/03/2022

Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc

Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc
Cảm giác nghẹt mũi, khó thở thường làm bé khó chịu mỗi khi bị sổ mũi. Nhiều mẹ sẽ ngay lập tức sử dụng kháng sinh tuy nhiên đây là biện pháp không tốt cho trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc.

Nguyên nhân là vì nếu dùng kháng sinh để chữa các bệnh trẻ em cho trẻ quá sớm sẽ dần đến tình trạng lờn thuốc, giảm đề kháng tự nhiên. Khi điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, các biện pháp tự nhiên có tính an toàn và được bác sĩ khuyến khích dùng trước khi đến bước dùng thuốc cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trong các lý do làm trẻ bị sổ mũi, cảm lạnh chính là nguyên nhân thông thường và phổ biến nhất. Nhưng, mẹ có biết ngoài cảm lạnh còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm bé bị sổ mũi không?

Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau đấy!

  • Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
  • Bệnh cảm lạnh ở trẻ em: Bé bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nhiều phương pháp tự nhiên sẽ an toàn cho trẻ hơn. Ba mẹ nên cân nhắc trước khi dùng thuốc.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Có một thực trạng là hiện nay, một số mẹ khi thấy con bị sổ mũi thì sẽ “ra nhà thuốc” mua thuốc cho con uống. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy!

Mẹ có biết rằng, một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng không? Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em.

Do đó, khuyến cáo từ chuyên gia là đối với trẻ sơ sinh, trong mọi trường hợp, dù là sổ mũi hay một bất thường nào khác, mẹ đều cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp với độ tuổi của bé.

Ngoài quyết định cho con dùng các loại thuốc, mẹ có thể thử một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, lành tính sau đây:

1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này đặc biệt hiệu quả khi trẻ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.

Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân. Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ.
  • Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.
  • Chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ.
  • Lặp lại cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh này mỗi khi bé bị tái phát.
trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 2
Hút mũi là cách vệ sinh tốt nhất khi điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

2. Nên cho bé bú thường xuyên hơn, một cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ uống bú nhiều hơn trước. Đối với trẻ từ 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước, nước trái cây, sinh tố, súp,.. giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.

3. Tắm/lau người nước ấm cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh được các mẹ tham khảo khá nhiều.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!

6. Nằm cao đầu khi ngủ, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu trẻ. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.

7. Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh: Thoa dầu khuynh diệp

Mẹ dùng tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp) thoa một ít vào lòng bàn chân của con, sau đó đi tất (vớ) cho bé. Tiếp theo, mẹ thoa một ít lên ngực, bụng và lưng của con nhé.

8. Nước chanh pha mật ong

Đây không phải là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh nhưng ba mẹ có thể tham khảo để trị theo phương pháp an toàn cho bé từ 1 tuổi trở lên. Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ pha 1 thìa cà phê mật ong cùng vài giọt nước chanh vào 1 chén nước ấm nhỏ. Khuấy đều và cho trẻ uống 3 lần/ngày. Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp giảm ho, đau họng, triệu chứng thường thấy khi con bị sổ mũi.

Thường thì trẻ không cần đi bác sĩ khi bị sổ mũi, song có một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:

  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày.
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói…
  • Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi.
  • Triệu chứng sổ mũi do dị ứng. Trường hợp này, bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả.

Hy vọng một số điều về cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh trên đây có thể giúp trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi giảm bớt khó chịu. Bên cạnh bệnh sổ mũi thông thường, mẹ cũng đừng bỏ qua bệnh viêm mũi dị ứng mà con rất dễ mắc phải với thời tiết và môi trường ô nhiễm như hiện nay.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x