Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/12/2013

Từ 12 – 15 tháng tuổi: Sự hình thành tính cách của trẻ

Từ 12 – 15 tháng tuổi: Sự hình thành tính cách của trẻ
Đây là khoảng thời gian mà những thiên thần nhỏ của chúng ta bắt đầu bộc lộ những tính cách khác nhau. Đúng như câu nói "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính" vì có nhiều bậc bố mẹ thường hay than phiền rằng bé con chả giống tính tình của mình hoặc thậm chí còn cảm thấy sốc khi thấy bé tỏ ra "trái tính trái nết". Tuy nhiên, tất cả xuất phát từ việc bố mẹ vẫn chưa thật sự hiểu được con mình và chưa biết cách "dạy" bé ngay từ khoảng thời gian đầu đời này.

Mọi đứa trẻ khi sinh ra có những cách tiếp cận khác nhau về thế giới xung quanh Đó được gọi là tính cách của trẻ. Ví dụ, một số đứa trẻ dễ dàng thích ứng với những thay đổi. Trong khi những đứa trẻ khác thì lại phản ứng rất mạnh dù chỉ là một nhỏ, chẳng hạn như bé cương quyết không chịu mặc một bộ đồ ngủ mới.

Một số trẻ rất năng động, thích di chuyển mọi nơi. Nhưng cũng có những đứa trẻ khác lại thích ngồi nhìn thế giới xung quanh mình. Nhiều đứa trẻ thích những trải nghiệm mới và thích gặp gỡ những người mới. Trong khi những trẻ khác lại tỏ ra chậm thích nghi tình huống mới. Đây là những ví dụ về những tính cách đa dạng của trẻ.

Không có tính cách đúng hay sai, hoặc tính cách tốt hay xấu

Tính cách không phải là cái mà con bạn lựa chọn, cũng không phải là thứ mà bạn tạo ra cho bé. Có một điều rất quan trọng đối với trẻ là được nhìn nhận mình là ai. Hãy vận dụng những gì bạn biết về tính cách của bé để khuyến khích bé phát huy những thế mạnh và giúp đỡ bé khi cần thiết.

Ví dụ, nếu con bạn gặp khó khăn khi phải cô đơn không có mẹ bên cạnh thì lúc cho bé đi ngủ có thể là một thách thức lớn đối với bé. Bạn có thể giúp đỡ trẻ bằng cách tạo nên một “thủ tục” trước khi đi ngủ mỗi đêm như đọc truyện, uống sữa, đánh răng, và ​​hát ru.

Từ 12 – 15 tháng tuổi: Sự phát triển của trẻ về mặt tính cách
Từ 1 tuổi, các bé bắt đầu bộc lộ những nét tính cách đầu tiên

Sự khác nhau về tính cách của bạn và bé

Bạn có thể thích gặp gỡ những người mới và thử thách những điều mới lạ, nhưng con của bạn thì không. Điều quan trọng là phải làm sao nhận thức được sự khác biệt này. Nó sẽ giúp bạn hiểu nhu cầu của bé có thể khác biệt so với bạn. Nó cũng giúp bạn hiểu phải làm gì để giúp đỡ và tôn trọng “con người” thật sự của bé.

Bạn có biết?

Đa số các bậc cha mẹ (51%) tin rằng khi bé 15 tháng tuổi đã biết chia sẻ

Trên thực tế, hầu hết những đứa trẻ từ 2 đến 3 tuổi đều biết cách chia sẻ và thay phiên nhau thực hiện thao tác nào đó. Thậm chí sau đó, bé cần rèn luyện và được bố mẹ giúp đỡ nhiều hơn cho sự phát triển của trẻ với những kỹ năng xã hội quan trọng.

Điều này có ý nghĩa gì đối với bạn?

Khi được 15 tháng tuổi, trẻ chưa có được khả năng tự kiểm soát để biết chia sẻ hoặc nhường nhịn. Trẻ luôn đòi cho bằng được một món đồ chơi yêu thích, ngay cả khi một đứa trẻ khác đang cầm chơi. Điều này là do một phần bộ não chi phối khả năng tự kiểm soát của trẻ vẫn còn đang phát triển.

Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu dạy trẻ biết cách chia sẻ từ bây giờ. Chẳng hạn như: ”Các con sẽ thay phiên nhau chơi chiếc xe hơi đồ chơi này. Bây giờ là bạn Tô Mì chơi trước nhé. Sau đó tới phiên Ti Ti”. Sau đó hướng sự tập trung của bé vào một hoạt động khác trong khi bạn của bé đang chơi món đồ chơi đó.

Quan trọng nhất là tập cho bé biết giữ bình tĩnh và kiên nhẫn. Chia sẻ là một kỹ năng mà trẻ bé có thể rèn luyện theo thời gian, cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của bạn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x