Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/08/2017

Từ sữa mẹ sang bú bình

Từ sữa mẹ sang bú bình
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều phải đối mặt với những khó khăn khi phải thay đổi quá trình cho con bú mẹ. Đó có thể là cai sữa cho bé, cai sữa mẹ và cho con uống sữa tươi, hoặc chỉ đơn giản là chuyển từ bú mẹ sang bú bình

>> Bé trai và bé gái nên uống sữa công thức riêng?

Nếu bạn và bé chưa thích ứng kịp, những mẹo dưới đây sẽ thực sự có ích đấy.

Bỏ qua cảm giác tội lỗi: Có một số mẹ cai sữa cho bé vì phải đi làm hoặc gặp phải vấn đề khi cho con bú. Đừng ngại ngùng hay xấu hổ, bởi bạn sẽ tiếp tục chăm sóc bé tốt trong thời gian sắp tới. Mọi bà mẹ đều sẽ trải qua giai đoạn này và cai sữa khi đến thời điểm không phải là một tội ác.

Từ sữa mẹ sang bú bình 2
Theo chuyên gia, cho con bú là một trải nghiệm hết sức thiêng liêng nên việc cảm thấy đau lòng “chút chút” khi kết thúc giai đoạn này là điều dễ hiểu

Đợi đúng thời điểm: Nếu bé đã ăn được các loại thức ăn đặc, bạn sẽ dễ dàng giảm bớt việc bú mẹ hơn.

Giảm dần dần: Nếu mẹ ngừng cho bé bú đột ngột, ngực mẹ sẽ bị căng cứng và đau. Mẹ nên chia theo lịch, chẳng hạn giảm bớt 1 cữ bú sau mỗi 3-5 ngày, ngực mẹ sẽ tiết sữa ít dần để tránh gây khó chịu.

Bên cạnh đó, dùng lá bắp cải, chườm nóng lên ngực hoặc bơm sữa ra ngoài cũng giúp mẹ giảm đau. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên “xả” bớt lượng sữa vừa đủ. Một lượng sữa còn trong ngực được giữ trong bầu ngực là dấu hiệu để cơ thể nhận biết không cần tiết sữa nhiều nữa.

Duy trì sự gắn kết: Một số mẹ bày tỏ lo lắng rằng cai sữa sẽ làm mất đi mối dây liên kết đặc biệt giữa 2 mẹ con nhưng lại quên rằng tình thân này luôn mạnh mẽ và sâu đậm dù bất kể chuyện gì xảy ra. Vui chơi, ôm ấp, cùng đọc truyện… là những hoạt động giúp bé gần gũi và cảm nhận làn da cũng như tiếng nói của mẹ.

Dành 1 lần bú mẹ “đặc biệt”: Đôi khi thật khó để mẹ và bé bước qua giai đoạn bú mẹ dù đã cắt hấu hết cữ cho bé bú trong ngày. Vậy nên nhiều mẹ vẫn tiếp tục duy trì 1 lần cho bú trong ngày. Với nhiều bé, bú đêm là “cửa ải” quan trọng cuối cùng để bắt đầu bài học mới. Một số bé thấy thoải mái khi bú lúc giữa đêm, buổi sáng; số khác lại thích bú khi mẹ đi làm về. Dù gì đi nữa thì chỉ có mẹ và bé mới biết điều gì là phù hợp cho cả hai.

Nhờ ai đó cho bé bú bình: Bé có khả năng buồn chán, thất vọng nếu mẹ “dí” bình sữa vào bé sau nhiều tháng bú mẹ. Nhiều mẹ chọn giải pháp đi đâu đó và nhờ “cứu viện” từ bố, ông bà hay thậm chí là bạn bè, miễn sao đó là người luôn yêu thương, chăm sóc và có ý thức trách nhiệm với bé…

Tạo cảm giác thân quen: Nếu mẹ đang chuyển hướng cho bé bú bình, hãy tạo không gian càng giống với lúc bé bú mẹ càng tốt vì bé sẽ có cảm giác an toàn hơn.

Đánh lạc hướng bé khỏi ngực mẹ: Nếu bé đã hơn 6 tháng tuổi và bắt đầu làm quen với thực phẩm ăn dặm một cách suôn sẻ, mẹ nên giảm cho bé bú, để bé bú trong thời gian ngắn hơn hoặc dùng các loại thực phẩm, bú bình… khiến bé xao nhãng. Mẹ có thể chọn quần áo làm bé khó bú hơn, dành thời gian đi loanh quanh, thay thế bằng các loại thức ăn vặt hoặc kể nhiều chuyện hơn cho bé nghe…

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x