Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/12/2016

Mách mẹ 7 tuyệt chiêu giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ

Mách mẹ 7 tuyệt chiêu giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ
Bật mí những mẹo giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn, hiệu quả. Giải cứu bé cưng khỏi cơn ác mộng mang tên "tiêm phòng" ngay, mẹ nhé!

Ngoài sốt, cảm giác đau đớn khi tiêm phòng cho trẻ là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, với nhiều bé, cảm giác đau này có thể phát triển thành nỗi sợ hãi đối với bác sĩ, y tá và kim tiêm. Để tiêm phòng không còn là nỗi ám ảnh bé yêu, tham khảo ngay 7 mẹo sau đây mẹ nhé!

Tiêm phòng cho trẻ: 8 tuyệt chiêu giảm đau hiệu quả
Giải cứu bé khỏi nỗi sợ tiêm phòng với 7 tuyệt chiêu sau đây mẹ ơi

1/ Giả vờ ho

Ho một lần trước và một lần trong khi tiêm phòng cho trẻ sẽ giúp giảm đau hiệu quả cho các bé trong độ tuổi từ 4-12. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng nghiên cứu này đã được chứng minh và công bố trên tạp chí Nhi khoa năm 2010. Với các bé 3 tuổi, các chuyên gia gợi ý bé có thể tưởng tượng như mình đang thổi nến sinh nhật hoặc thổi vào chong chóng.

2/ Liều thuốc giảm đau từ đường

Mẹ có biết đường cũng được sử dụng như một biện pháp giảm đau? Phân tích được công bố trên Archives of Disease in Childhood năm 2010 cho thấy tác dụng hiệu quả của việc sử dụng đường để giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, các chuyên gia nhận thấy trẻ dùng nước đường trước tiêm phòng có xu hướng ít quấy khóc hơn hẳn so với những bé không dùng.

Không cần nhiều, mẹ dùng 1 muỗng nhỏ đường pha với 2 muỗng nhỏ nước cất hoặc nước đun sôi để nguội, cho bé uống 1-2 phút trước khi tiêm phòng. Hoặc dùng ống tiêm nhỏ bơm nước vào hai bên miệng, và ở nướu răng.

3/ Phim hoạt hình

Phân tán sự chú ý cũng là cách hiệu quả giúp bé quên đi cơn đau. Mẹ có thể mang theo món đồ chơi yêu thích của trẻ, hoặc “quyến rũ” trẻ bằng một bộ phim hoạt hình vui nhộn. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại trường Đại học Georgia được công bố trên tạp chí Tâm lý Nhi khoa cho thấy, trẻ em ít cảm thấy đau hơn nếu y tá bật phim hoạt hình trong quá trình tiêm chủng cho trẻ. Trong trường hợp nơi tiêm phòng không hỗ trợ, mẹ có thể tự mang điện thoại và mở cho bé cưng bộ phim yêu thích của mình.

4/ Sử dụng gel hoặc kem gây tê/ làm mát tại chỗ

Gel hoặc kem gây tê sẽ giúp giảm cảm giác đau tại vị trí kim tiêm xuyên vào da trẻ. Cách này đã được chứng minh hiệu quả với cả các bé sơ sinh. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết và sử dụng loại gel, hoặc kem phù hợp. Thoa kem trước khi tiêm phòng 60 phút để thuốc phát huy tác dụng.

5/ Ngậm núm vú giả

Các chuyên gia tại Đại học Michigan đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, cho trẻ ngậm núm vú giả trước, trong và sau khi tiêm chủng có thể giúp giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, nếu dùng núm vú đã được nhúng vào nước đường hoặc sữa mẹ, tác dụng giảm đau sẽ tốt hơn. Ngậm vú giả sau khi tiêm phòng cũng giúp rút ngắn thời gian quấy khóc của trẻ.

6/ Thứ tự của các mũi vắc-xin

Không chỉ giúp mẹ dễ ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ, việc tiêm chủng đúng thứ tự còn là cách giảm bớt đau đớn cho trẻ. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, trẻ sơ sinh được tiêm phòng kết hợp cho bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà và vắc-xin ngừa Hib trước, sau đó tiêm phòng liên hợp phế cầu khuẩn sẽ ít khóc hơn hẳn so với bé tiêm vắc-xin theo thứ tự đảo ngược.

7/ Thái độ của mẹ

Hiển nhiên, mẹ khó có thể cầm lòng khi chứng kiến trẻ bị đau, khóc lóc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên giữ sự bình tĩnh khi đưa bé đi tiêm phòng. Dù nhỏ, nhưng trẻ vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Nếu mẹ hoảng loạn, sợ hãi, bé cũng có xu hướng trở nên sợ hãi theo.

Tạp chí Nhi khoa cũng gợi ý một cách đơn giản để giúp trẻ giảm đau: Mẹ ôm trẻ vào lòng. Giữ chắc bé trong lòng, hướng cánh tay, chân hoặc vị trí cần tiêm về phía y tá, hoặc bác sĩ. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể để bé ngồi trên đùi, mặt quay về phía mẹ.

Massage ở vị trí tiêm phòng cũng sẽ giúp giảm đau. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần massage cho bé nhẹ nhàng khoảng 10 giây sau khi tiêm phòng cũng sẽ làm dịu cơn đau. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tác dụng của việc massage nhẹ nhàng trước khi tiêm phòng cho trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x