Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Tuấn Anh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/01/2023

Vùng kín của bé gái bị đỏ và sưng có nguy hiểm không?

Vùng kín của bé gái bị đỏ và sưng có nguy hiểm không?
Sau khi sinh, mẹ nào cũng lo lắng khi thấy những bất thường trên cơ thể của con. Một trong số đó là bộ phận sinh dục của bé gái.

Vùng kín của bé gái bị sưng đỏ có thể không phải là vấn đề quá đáng lo; nhưng một số trường hợp là do bệnh lý. Mẹ cần hiểu rõ hơn về tình trạng này để chăm sóc cho bé gái cưng của mình thật tốt.

1. Vùng kín của bé gái bị đỏ là hiện tượng gì?

vùng kín bé gái bị đỏ
Vùng kín bé gái mới sinh bị sưng đỏ có thể không quá đáng lo mẹ nhé!

Vùng kín của bé gái bị sưng đỏ có thể là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi sinh. Vết sưng đỏ này do vùng kín của bé gái chứa thêm chất lỏng hoặc hormone từ mẹ. Bộ phận sinh dục của bé gái sẽ hết sưng sau vài tuần khi bé đi tiểu.

Ngoài vùng kín của bé gái bị sưng đỏ; mẹ cũng có thể sẽ thấy dịch âm đạo, lẫn một chút máu. Trường hợp này cũng do nội tiết tố từ mẹ. Bé gái thậm chí còn bị bầm tím một chút tại vùng kín do quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ.

Nhìn chung, vùng kín của bé gái bị sưng đỏ vài ngày sau sinh là bình thường. Mẹ chỉ cần theo dõi và biết cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín cho bé cưng là được. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 4-6 tuần, vùng kín của bé gái vẫn tiếp tục bị sưng đỏ; mẹ hãy đưa bé đến kiểm tra với bác sĩ vì có thể do bé mắc một số vấn đề sức khỏe sau đây.

2. Vấn đề sức khỏe khiến vùng kín của bé gái bị đỏ

2.1 Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có ở khắp cơ thể của chúng ta; và là một phần của hệ miễn dịch. Chức năng của hạch bạch huyết là giúp lọc máu và tiêu diệt vi rút và vi khuẩn.

Các hạch bạch huyết trở nên sưng lên vì nhiều lý do:

  • Cơ thể đang chống chọi với bệnh nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn.
  • Cơ thể đang bị viêm – bị bỏng; côn trùng cắn.
  • Bệnh chàm ở trẻ nhỏ.
  • Ung thư (rất hiếm gặp).
  • Nếu mẹ liên tục thấy vùng kín của bé gái bị sưng đỏ; bé có thể đang bị sưng hạch bạch huyết (ở một hoặc cả hai bên vùng bẹn).

    >> Mẹ xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

    2.2 Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

    Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (Congenital adrenal hyperplasia) xảy ra khi em bé sản xuất quá nhiều nội tiết tố nam; dẫn đến bộ phận sinh dục có bất thường khi sinh ra.

    Ví dụ, bộ phận sinh dục của một bé gái thoạt đầu trông giống nam hơn nữ; và âm vật của bé có thể to ra. Hầu hết trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ được kiểm tra định kỳ về tình trạng này, có thể nghiêm trọng.

    2.3 Thoát vị bẹn khiến vùng kín của bé gái bị sưng đỏ

    Nếu mẹ thấy vết sưng đỏ ở vùng kín của bé gái cứng và thuôn dài; trường hợp này có thể là thoát vị bẹn.

    Thoát vị bẹn là khi một vòng ruột của bé đã đẩy qua thành bụng vào môi âm hộ (da lỏng lẻo hoặc “môi” ở cửa âm đạo của bé). Thoát vị bẹn cũng có thể xuất hiện ở giữa hoặc trên đùi.

    2.4 Mụn rộp bộ phận sinh dục (Herpes)

    Bệnh herpes ở trẻ nhỏ do virus HSV1 và HSV2 gây ra, lây truyền phổ biến nhất là truyền qua các vết xước nhỏ trên da, sau khi xâm nhập vào cơ thể 2-9 ngày sẽ có biểu hiện ra bên ngoài.

    Các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của bé có thể để lại những vết xước vô hại ở vùng mông, ngoài da vùng kín,… dễ dàng nhiễm mầm bệnh, lại không được vệ sinh kỹ và đúng cách. Virus phát triển trên vết xước khiến vết thương lan rộng.

    Ngoài ra nếu mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục thời kì mang thai thì khi sinh con ra, bé cũng rất dễ mắc bệnh Herpes.

    Ban đầu, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, sau đó sẽ hình thành từng cụm, phồng rộp to, vỡ ra gây vết thương hở dễ dẫn đến những biến chứng như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… gây vô sinh nếu không điều trị kịp thời.

    2.5 Vùng kín của bé bị đỏ do viêm âm đạo

    vùng kín bé gái bị đỏ

    Viêm âm đạo là tình trạng hay gặp ở các bé gái trước tuổi dậy thì. Do lúc này các bộ phận trong cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là trẻ chưa có lông mu, hai môi nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, trực tràng lại nằm quá gần âm đạo,… nên thiếu các “lá chắn” bảo vệ như người lớn.

    Hơn nữa, một số mẹ chủ quan trong việc chăm sóc vùng kín sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm, vi rút và cả các ký sinh trùng có điều kiện để xâm nhập và khiến vùng kín của bé bị đỏ.

    Triệu chứng điển hình của viêm âm đạo chính là: Âm hộ sưng đỏ, đáy quần chip xuất hiện màu vàng, xanh, nặng hơn trẻ sẽ kêu đau vùng kín, tiểu rát, tiểu buốt, đái dầm ở trẻ lớn.

    Viêm âm đạo nếu không được phát hiện và có biện pháp khắc phục sớm, bệnh rất dễ nhiễm khuẩn nặng gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.

    Mẹ có thể tham khảo về bé gái bị ngứa vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao? để biết cách khắc phục tình trạng này.

    2.6 Nhiễm trùng đường tiết niệu gây vùng kín của bé gái bị sưng đỏ

    Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở trẻ do vi khuẩn E.Coli ở đường ruột thâm nhập vào đường tiểu từ hậu môn. Những triệu chứng thường gặp là trẻ buồn tiểu liên tục kèm theo buốt, rát, nếu nặng có thể kèm theo máu và mủ, sưng niệu đạo và lỗ tiểu, sốt nhẹ.

    Đối với bé gái, do niệu đạo ngắn, nằm gần với hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn hơn bé trai.

    Đối với bé trai, bao quy đầu hẹp có thể khiến nước tiểu đọng lại tạo điều kiện cho khuẩn phát triển.

    Hơn nữa, trẻ tiếp xúc với đất bẩn, đóng bỉm thường xuyên, khi mẹ vệ sinh không đúng cách, lau rửa từ hậu môn sang bộ phận sinh dục sẽ khiến trẻ dễ mắc khuẩn E.Coli. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của bé hiện tại mà còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín khi đến tuổi trưởng thành.

    3. Bé gái bị đỏ ở vùng kín do cách chăm sóc

    cách chăm sóc vùng kín bé gái
    Cách chăm sóc vùng kín của bé gái để tránh bị sưng đỏ

    Vùng kín của bé gái bị sưng đỏ thường là do gặp phải một số vấn đề sức khỏe dưới đây:

    3.1 Vùng kín của bé gái bị đỏ do hăm tã

    Hăm tã là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi mặc tã. Bé thường bị hăm tã ít nhất 1 lần trong chu kỳ 2 tháng.

    Nguyên nhân hăm tã là do trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi có làn da mỏng manh và nhạy cảm. Việc mặc tã nhiều, bé bị tiêu chảy kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với bề mặt tã dơ nhiều vi khuẩn sẽ khiến vùng kín của bé bị đỏ do hăm tã.

    Nước tiểu của trẻ vô trùng nhưng khi được thải ra môi trường tã sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành amoniac gây mẩn ngứa trên da.

    >> Mẹ xem thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

    3.2 Mặc quần áo chật và bí khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở vùng kín

    Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín của bé gái bị mẩn đỏ xung quanh. Đa phần là do mẹ mặc quần áo quá chật và bí bít cho bé, tã không khô thoáng; hoặc mẹ đổi loại tã mới không phù hợp với làn da của bé.

    Bên cạnh đó, một số mẹ sử dụng xà phòng tắm rửa có tính sát khuẩn mạnh khiến vùng da nhạy

    4. Cách ngăn ngừa vùng kín của bé gái bị đỏ

    4.1 Cách làm vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé

    Nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở trẻ nhũ nhi sẽ được hạn chế và vùng kín của bé gái bị sưng đỏ sẽ được phòng ngừa bằng việc vệ sinh vùng kín đúng cách.

    • Dùng ngón tay sạch, nhẹ nhàng tách môi âm đạo của bé.
    • Sử dụng một miếng bông ẩm hoặc khăn lau trẻ em không có mùi thơm để lau vùng kín từ trước ra sau, từ giữa xuống dưới.
    • Khi lau rửa vùng kín của trẻ không nên lau từ hậu môn sang vùng kín vì vi khuẩn đường ruột, trứng giun có thể được truyền sang.

    4.2 Cách chọn bỉm tã của bé gái tránh vùng kín bị đỏ

    • Với các bé phải thường xuyên đóng bỉm, mẹ nên chọn cho bé loại chất liệu mềm thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
    • Không sử dụng khăn ướt hay giấy thơm có mùi để lau vùng kín cho con sau mỗi lần tiểu, tiện.
    • Tuyệt đối không sử dụng xà phòng thơm hay sữa tắm có mùi để vệ sinh cơ thể cho bé.

    Các chuyên gia khuyến cáo, việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín của các bé nên theo từng độ tuổi, theo cách chuyên biệt riêng và đạt đủ 3 tiêu chuẩn cần và có như:

    • Là sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho bé, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
    • Không mùi, không màu, không paraben, thành phần từ thiên nhiên, nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ.

    Được kiểm chứng lâm sàng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hàng tại Việt Nam. Hội tủ đủ các tiêu chuẩn trên, Oillan Intima Baby – Dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày chuyên biệt cho bé từ 1 năm tuổi trở lên đã có mặt tại Việt Nam.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Swollen lymph nodes
    https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/swollen-lymph-nodes#:~:text=
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    2. Congenital adrenal hyperplasia
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/congenital-adrenal-hyperplasia/symptoms-causes/syc-20355205
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    3. Baby genitals: care and cleaning
    https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/hygiene-keeping-clean/genitals-care-cleaning
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    4. Vaginal Swelling in a Newborn
    https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2010/0301/p641.html
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    5. What is pediatric vulvovaginitis?
    https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/conditions/pediatric-vulvovaginitis/#:~:text=
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    6. Vulvovaginitis
    https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/conditions/pediatric-vulvovaginitis/#:~:text=
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    7. Neonatal herpes (herpes in a baby)
    https://www.nhs.uk/conditions/neonatal-herpes/#:~:text=
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    8. Urinary tract infections (UTIs) in children
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/urinary-tract-infections-utis-in-children#:~:text=
    Ngày truy cập: 31/08/2022

    x