Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu chỉ để nói đến công dụng váng sữa có lẽ hầu hết các mẹ đều kể vanh vách như lời quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện tiện truyền thông. Nhưng nếu hỏi váng sữa là gì thì lại rất ít mẹ có thể trả lời nhanh, gọn. Cùng MarryBaby tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới dây nhé.
Váng sữa (tiếng Anh là Milk Skin hoặc Lactoderm) là một lớp chất đạm béo hình thành trên sữa và thực phẩm có chứa sữa (chẳng hạn như sô cô la nóng và một số loại súp). Váng sữa sẽ nổi lên trên bề mặt sữa hay thực phẩm có chứa sữa khi mẹ đun nóng hoặc bỏ vào lò vi sóng.
Khi sữa được đun nóng, các protein sữa (đạm whey) hòa tan bị biến tính và sau đó đông lại với chất béo của sữa và tạo thành một lớp váng sữa trên bề mặt chất lỏng, sau đó lớp váng sữa này khô lại do bay hơi. Mẹ không cần phải loại bỏ váng sữa và có thể cho bé ăn vì giá trị dinh dưỡng của protein không bị ảnh hưởng bởi quá trình biến tính.
Khi đã biết váng sữa là gì, mẹ cần hiểu váng sữa không phải kem sữa. Kem sữa là lớp chất béo màu vàng nổi trên bề mặt của loại sữa nguyên chất, không đặc và không thuần nhất. Do đó, mẹ có thể yên tâm là nếu có lớp váng sữa thì phần kem sữa cũng sẽ không bị mất đi mẹ nhé.
Trên thực tế, phân loại của váng sữa là gì tùy thuộc vào các dòng sản phẩm váng sữa đang bán trên thị trường. Hầu hết, sản phẩm váng sữa đều được làm chủ yếu từ kem sữa. Do đó, phân loại của váng sữa gồm có 3 loại như sau:
Tùy vào chất đạm trong sữa mà váng sữa sẽ có dưỡng chất khác nhau. Vì váng sữa tự nhiên được hình thành từ chất đạm trong sữa biến tính khi sữa bị đun nóng. Nhưng thành phần dinh dưỡng của váng sữa tự nhiên khác với sản phẩm váng sữa trên thị trường.
Sản phẩm váng sữa trên thị trường thì thành phần chủ yếu là chất béo. Hiện nay, các nhà sản xuất váng sữa bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng của bé. Có thể kể đến như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Sắt, Kali, Natri, v.v. Tùy vào mỗi sản phẩm mà mẹ có thể xem kỹ hơn thông tin thành phần chi tiết ghi trên sản phẩm.
Hầu hết các lời quảng cáo về váng sữa đều mang nội dung giúp trẻ chóng lớn, tăng cân, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào; có hàm lượng canxi cao giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội… Điều này vô tình khiến nhiều mẹ hiểu lầm; nhiều mẹ cho bé ăn váng sữa tăng cường thay sữa bột hoặc sữa tươi hằng ngày.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đó là quan niệm sai lầm mà mẹ cần sớm thay đổi.
Trên thực tế, thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Các dưỡng chất khác như chất đạm, các vitamin và khoáng chất thấp. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa khá cao so với nhu cầu hàng ngày của trẻ. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên cho bé ăn váng sữa thay sữa.
Mẹ cũng cần chú ý đến chiều cao, cân nặng của trẻ để biết bé đang có thể trạng như thế nào. Váng sữa sẽ không phù hợp với các bé nặng cân, béo phì. Nhưng nó có thể là một lựa chọn cho những trẻ đang suy dinh dưỡng, thiếu cân, mới bị ốm và cần nhiều năng lượng để phục hồi. Trong trường hợp này, mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1-2 hộp/ngày.
Để biết mẹ mua sản phẩm váng sữa có chất lượng, MarryBaby liệt kê một số tiêu chí chọn váng sữa là gì để mẹ chọn đúng và an toàn nhé:
Do sản phẩm váng sữa có thành phần chủ yếu là kem sữa. Mẹ chỉ nên cho bé ăn váng sữa khi đã được 1 tuổi. Bé trên một tuổi có thể ăn 1-2 hộp/ ngày, tùy nào mức độ dung nạp của bé.
Mẹ chỉ dùng váng sữa làm bữa ăn phụ; cũng không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo cao.
Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa vào các bữa ăn phụ trong buổi sáng và buổi chiều (khoảng 9h và 15h). Để tránh trường hợp bé bị nôn trớ, cha mẹ có thể cho bé ăn sau bữa ăn chính 1h đến 2h để bé không bị quá no.
Thời điểm tránh cho bé ăn váng sữa là gì?
Không có thực phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ, kể cả váng sữa; vì váng sữa không chứa đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ; nhất là hàm lượng đạm. Nếu chỉ cho trẻ ăn váng sữa mà không bú sữa mẹ, bé sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu…
Váng sữa rất dễ bị hư nên cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh; vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt.
Hiểu đúng váng sữa là gì, cần thiết cho trẻ ở độ tuổi nào mẹ sẽ tìm mua được những loại váng sữa thực sự thích hợp để bổ sung dưỡng chất cho bé yêu.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Milk skin
https://en.wikipedia.org/wiki/Milk_skin
Ngày truy cập: 06.07.2023
2. What milk skin can do to your skin?
https://purabi.org/blog-details.php?name=What%20milk%20skin%20can%20do%20to%20your%20skin?&d=PurabiDairy&hh=31
Ngày truy cập: 06.07.2023
3. Milk skin
https://dbpedia.org/page/Milk_skin
Ngày truy cập: 06.07.2023
4. Milk Fat Globules
https://www.sciencedirect.com/topics/food-science/milk-fat-globules
Ngày truy cập: 06.07.2023