Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 25/09/2022

Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali
Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu và giúp cho cơ bắp co bóp.Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay trẻ chỉ nhận thấp hơn 60% lượng kali khuyến cáo. Vậy mẹ làm sao có thể khắc phục tình trạng này?

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu vì sao cần bổ sung kali cho bé; đồng thời, biết nhu cầu kali cho trẻ theo từng độ tuổi và nguồn thực phẩm giàu kali để mẹ cho bé ăn trong thực đơn mỗi ngày nhé.

1. Vì sao cần bổ sung kali cho bé?

Kali là một khoáng chất đơn giản nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Việc bổ sung kali cho bé đúng và đủ sẽ:

  • Giúp trẻ điều hoà cân bằng nước và điện giải.
  • Giúp trẻ duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là của hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.
  • Cùng với natri, kali giúp cân bằng nước cho cơ thể, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
  • Giảm nguy cơ sỏi thận ở trẻ em.
  • Giảm mất xương khi già đi.

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cảnh báo rằng kali là một trong những chất dinh dưỡng mà trẻ em ở tuổi đi học bị thiếu hụt. May mắn thay, hầu hết trẻ em có thể nhận đủ kali nếu trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm. Nhưng mẹ cần lưu ý đến nhu cầu kali theo từng độ tuổi; bởi vì bổ sung kali cho bé quá nhiều (tình trạng tăng kali máu) hoặc quá ít (tình trạng hạ kali máu) đều gây hại.

bổ sung kali cho bé

2. Nhu cầu bổ sung kali theo độ tuổi

Theo khuyến cáo, nhu cầu bổ sung kali theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 0-4 tháng tuổi: 400 mg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 4-12 tháng tuổi: 600 mg/ngày.
  • Trẻ tập đi từ 1-3 tuổi: 2000 mg/ngày
  • Trẻ ở độ tuổi dậy thì: 2300 mg/ngày cho trẻ em nữ; 3000 mg/ngày cho trẻ em nam.

Trường hợp không đạt đủ lượng kali cho trẻ cần thiết mỗi ngày; mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ hãy tính lượng kali trung bình trong vài ngày hoặc một tuần để có bổ sung hợp lý.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Mẹ tham khảo 8 cách hay để hóa giải

3. Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho bé

Kali có trong rất nhiều loại thực phẩm. Các loại hoa quả và rau xanh là nguồn cung cấp kali quan trọng nhất: các loại đậu quả và đậu hạt, táo, bầu, bí, chuối và đu đủ…

Mẹ cần lưu ý là việc nấu chín trong nước sẽ làm giảm từ 50 – 70% lượng kali trong các loại thực phẩm này. Do đó, chúng ta nên làm chín bằng hơi hoặc bỏ lò hoặc ăn sống để lượng kali trong thực phẩm được hấp thụ tối đa. Kali còn có trong nhiều loại cá, sò biển, sữa chua, hạt bí đao, ngũ cốc, chocolate…

Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho bé
Bổ sung kali cho bé bằng cách thêm trái cây, rau vào chế độ ăn uống

Một số nguồn cung cấp và bổ sung Kali cho bé tốt nhất như:

  • 1/2 củ khoai tây nướng vừa: 463 mg.
  • 1/2 ly nước ép mận: 352 mg.
  • 1/4 chén mận khô: 318 mg.
  • 1/4 chén nho khô: 299 mg.
  • 1/2 ly nước ép cà chua: 278 mg.
  • 1/4 chén đậu trắng: 251 mg.
  • 1/2 cốc nước cam: 248 mg.
  • 1/4 chén đậu lima: 242 mg.
  • 29g hạt hướng dương: 241 mg.
  • 1/2 trái chuối vừa: 211 mg.
  • 1/4 chén cải bó xôi : 210 mg.
  • 28g hạnh nhân: 200 mg.
  • 1/2 quả cà chua: 146 mg.
  • 1/2 chén ngũ cốc với nho khô: 181 mg.
  • 1/2 trái cam: 118 mg.
  • 2 quả chà là sấy khô: 94 mg.
  • 1/2 chén dưa hấu: 85 mg.

4. Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu hoặc thừa kali?

Bổ sung kali cho bé đòi hỏi sự cân bằng; bởi vì quá thiếu hay quá dư thừa kali đều không tốt cho sức khỏe của trẻ.

4.1 Dấu hiệu trẻ bị thiếu kali

Rất hiếm khi trẻ em bị thiếu kali do chế độ ăn uống quá ít. Những trường hợp giảm lượng kali trong cơ thể trẻ thường là do các nguyên nhân như đi ngoài, nôn nhiều lần, bị tiểu đường, rối loạn chức năng thận, sử dụng aspirin, cortisone, thuốc lợi tiểu; hoặc ra mồ hôi quá nhiều dẫn đến mất nước.

Triệu chứng liên quan đến thiếu hụt kali ở trẻ em:

  • Rối loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ.
  • Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, tăng huyết áp.
  • Đầy hơi chướng bụng hoặc giảm nhu động ruột.
  • Việc giảm kali huyết kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ tim mạch và thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến liệt cơ, thậm chí tử vong.

    Việc bổ sung kali cho bé có thể là cần thiết trong trường hợp giảm kali huyết. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi nếu tỷ lệ kali trong máu quá lớn cũng rất nguy hiểm đối với trẻ.

    >> Mẹ có thể xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

    4.2 Dấu hiệu trẻ bị thừa kali

    Nhận quá nhiều kali, hoặc tăng kali máu; cũng nguy hiểm như bị thiếu kali. Tuy nhiên, điều bất thường là trẻ em nhận được quá nhiều kali chỉ từ chế độ ăn uống mà không bổ sung kali hoặc có vấn đề về thận.

    Tăng kali máu có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim nghiêm trọng như một triệu chứng đầu tiên, vì vậy điều quan trọng là mẹ không sử dụng viên kali bổ sung cho bé trừ khi bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cụ thể. Các triệu chứng khác của tình trạng kali cao có thể bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, tê và ngứa ran ở tứ chi.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé cùng 4 món ngon bảo đảm bé vét sạch cơm

    Điều quan trọng là giữ cho kali trong cơ thể ở mức cân bằng, bởi nếu không, về lâu về dài sẽ gặp những tác dụng phụ như yếu cơ và chuột rút, bệnh đường ruột và nhịp tim bất thường. QUa bài viết, hy vọng mẹ đã biết liều lượng và cách bổ sung kali cho bé phù hợp.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Potassium
    https://ods.od.nih.gov/factsheets/Potassium-HealthProfessional/
    Ngày truy cập: 25.06.2022

    2. High potassium level
    https://medlineplus.gov/ency/article/001179.htm
    Ngày truy cập: 25.06.2022

    3. Potassium Restriction for Children
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=potassium-restriction-for-children-90-P03108
    Ngày truy cập: 25.06.2022

    4. Potassium-Rich Foods
    https://www.urmc.rochester.edu/childrens-hospital/nutrition/potassium-foods.aspx
    Ngày truy cập: 25.06.2022

    5. Guideline: Potassium intake for adults and children
    http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/77986/9789241504829_eng.pdf;jsessionid=05D9EB39C5D43C259E5474AD937672E8?sequence=1
    Ngày truy cập: 25.06.2022

    x