Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/10/2021

Rối loạn hành vi phát triển ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết

Rối loạn hành vi phát triển ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết
Rối loạn hành vi và phát triển, tâm lý ở trẻ em là nỗi lo của rất nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, bé vẫn có thể phát triển bình thường, bắt kịp các bạn cùng tuổi.

Rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn phát triển hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực… là những tình trạng rối loạn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con. Phụ huynh cần quan tâm theo dõi kỹ để chữa trị kịp thời khi trẻ gặp phải các vấn đề này.

Rối loạn hành vi ở trẻ em

1. Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Rối loạn hành vi ở trẻ em là một dạng hành vi gây rối kéo dài ít nhất 6 tháng với các biểu hiện bốc đồng trong mọi hoàn cảnh. Cần phân biệt hiện tượng này với hành vi thách thức đôi khi trẻ vẫn thể hiện vì đa phần tất cả trẻ em chỉ hành động hung hăng, thách thức hay tức giận vào một lúc nào đó mà thôi.

Hành vi thách thức của trẻ được xem là một phần của quá trình phát triển tâm sinh lý. Nó là kết quả của các loại cảm xúc mạnh, trẻ thể hiện ra ngoài bằng hành động tức giận, hung hăng là vì đó là cách duy nhất mà trẻ biết.

Thế nên, chỉ nên chẩn đoán là rối loạn hành vi khi nó gây rối nghiêm trọng, dai dẳng và vượt ra ngoài tiêu chuẩn của các giai đoạn phát triển của trẻ.

Biểu hiện rối loạn hành vi sẽ gặp trong suốt quá trình phát triển từ lúc trẻ còn nhỏ cho đến khi bước vào tuổi thanh thiếu niên.

Đặc trưng của rối loạn này là trẻ không thể tự chủ được hành vi và cảm xúc của mình, trẻ có các hành vi xâm hại đến quyền của người khác, có những vi phạm lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. Ở những trường hợp này, mọi biện pháp trừng phạt là không hiệu quả với trẻ.

rối loạn hành vi của trẻ em
Rối loạn hành vi ở trẻ em là vấn đề nghiêm trọng bố mẹ cần quan tâm chữa trị kịp thời

2. Phòng tránh và điều trị bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em

Nơi trẻ cần nhất vẫn là gia đình, chính vì vậy gia đình cần phải yêu thương, quan tâm đồng thời là nơi chia sẻ với trẻ.

  • Cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp trẻ nhanh hòa nhập xã hội, không thu hẹp mình. Khi có những biểu hiện của bệnh, trẻ cần được phát hiện kịp thời.
  • Kiên trì trong cách dạy dỗ, chăm sóc con, tránh dùng các hành động thô bạo đối với trẻ.
  • Người bị bệnh rối loạn hành vi cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả nặng nề về sau. Các chuyên gia y tế sẽ đưa ra liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận thức được cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi..

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh rối loạn hành vi. Để giảm thiểu tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, xã hội, các cơ quan đoàn thể…

Rối loạn phát triển ở trẻ em

Bên cạnh rối loạn hành vi ở trẻ em thì rối loạn phát triển cũng là vấn đề khá nguy hiểm cho các bé.

1. Rối loạn phát triển ở trẻ em là gì?

Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thường thì trẻ mắc hội chứng rối loạn phát triển (tên gọi khác là Asperger) ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng.

Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ.

Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần, người mắc hội chứng Asperger có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình, họ không có khuyết tật học tập mà nhiều người tự kỷ mắc phải, nhưng họ vẫn có thể gặp khó khăn trong việc học tập, đặc biệt trong việc hiểu và xử lý ngôn ngữ.

Bệnh tự kỷ bao gồm hội chứng Asperger có mức độ phổ biến khá nhiều. Theo thống kê có khoảng 700.000 người tự kỷ ở Anh – tỷ lệ 1/100.

Bệnh có thể xảy đến đối với bất kỳ ai thuộc bất kỳ quốc tịch, nền văn hóa, tôn giáo và xã hội nào. Nam giới có khả năng cao mắc phải rối loạn phát triển hơn so với nữ giới.

2. Điều trị hội chứng rối loạn phát triển

Không có một phương pháp cụ thể nào được áp dụng cho tất cả các trẻ, bác sĩ sẽ thử một vài phương pháp để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đào tạo kỹ năng xã hội bằng các buổi nói chuyện trực tiếp hoặc theo nhóm, dạy trẻ cách tương tác với người xung quanh
  • Ngôn ngữ trị liệu: mục đích cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp trẻ thay đổi cách suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc bản thân và các hành vi lặp đi lặp lại.
  • Phân tích hành vi ứng dụng, dành lời khen cho các hành vi tốt của trẻ

rối loạn hành vi của trẻ em

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ em

Cùng với rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn phát triển thì rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng khá nguy hiểm

1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ em là gì?

Tất cả trẻ em đều thường xuyên có những thay đổi về tâm trạng và đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện hưng phấn quá đà rồi đột ngột trở nên trầm lặng trong thời gian dài thì điều này có thể cho thấy trẻ đang gặp tình trạng rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít đến hành vi của bé.

2. Chữa trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ em

Phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ em thường tập trung kiểm soát những gián đoạn trong tâm trạng và ổn định các triệu chứng của cả hưng cảm và trầm cảm.

Mặc dù phần lớn nghiên cứu về các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực tập trung vào người lớn, nhưng có bằng chứng cho thấy cả thuốc và trị liệu đều có thể có hiệu quả ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Khi sử dụng thuốc để kiểm soát rối loạn lưỡng cực, một điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là thường xuyên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần bởi trong loại thuốc này vẫn có các tác dụng phụ tiềm ẩn như tăng cân và các vấn đề về thận.

Trẻ em mắc rối loạn lưỡng cực cũng thường được đề xuất tham gia các trị liệu tâm lý. Hiện nay, các chuyên gia đã tìm ra nhiều phương pháp trị liệu hiệu quả, bao gồm trị liệu hành vi nhận thức, trị liệu tập trung vào gia đình và giáo dục tâm lý gia đình.

Liệu pháp tâm lý hoặc can thiệp tâm lý xã hội thường tập trung vào việc giúp gia đình tăng kiến ​​thức về rối loạn lưỡng cực, dạy cách đối phó với các triệu chứng và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn phát triển ở trẻ cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời

Vấn đề rối loạn phát triển hành vi và tâm lý của trẻ em hiện nay

Các tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn phát triển hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực… điều bị tác động lớn bởi những điều kiện khách quan. Bố mẹ và người điều trị cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Bối cảnh phát triển là rất quan trọng đối với trẻ em. Các hành vi bình thường ở người trẻ tuổi có thể cho thấy một rối loạn tâm thần trầm trọng ở độ tuổi lớn hơn.
  • Trẻ em sống trong bối cảnh của hệ thống gia đình, và hệ thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến các triệu chứng và hành vi của trẻ; trẻ em bình thường sống trong một gia đình gặp khó khăn bởi bạo lực gia đình và lạm dụng chất gây nghiện có thể xuất hiện một hoặc nhiều rối loạn tâm thần.
  • Trẻ em thường không có đủ nhận thức và ngôn ngữ cần thiết để mô tả chính xác các triệu chứng của chúng. Vì vậy, bác sĩ lâm sàng phải dựa rất nhiều vào quan sát trực tiếp, được chứng thực bởi các quan sát của người khác, chẳng hạn như cha mẹ và giáo viên.

Các rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn tâm thần tuổi dậy thì tuy dễ gặp nhưng cũng có thể điều trị khỏi được nếu bệnh của các em được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần.

Về phía các bậc cha mẹ, khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý không bình thường thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mà nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt.

Đây là lúc các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các thầy thuốc. Chính sự chăm sóc và điều trị sớm sẽ giúp các em nhanh chóng thoát khỏi những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần.

Cha mẹ nên là người bạn thân nhất của con. Khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu thấy diễn biến tâm lý của con ngày càng theo chiều hướng rối loạn hành vi ở trẻ em, cần đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Vi Anh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 

1. Prevalence and Trends of Developmental Disabilities among Children in the United States

https://pediatrics.aappublications.org/content/144/4/e20190811 Truy cập ngày 4/10/2021

2. Child Development Specific Conditions

https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/conditions.html Truy cập ngày 4/10/2021

3. Facts About Developmental Disabilities

https://www.cdc.gov/ncbddd/developmentaldisabilities/facts.html Truy cập ngày 4/10/2021

4. Childhood Mental and Developmental Disorders

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361938/ Truy cập ngày 4/10/2021 5. Developmental Disorders https://www.mainehealth.org/Services/Kids-Health/Developmental-Disorders Truy cập ngày 4/10/2021  
x