Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh trầm cảm sau sinh là một căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm. Bệnh có thể ở mức độ nhẹ, vừa và nặng. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bỉm sữa cách nhận biết và chữa trị trầm cảm sau sinh. Hãy theo dõi nhé!
Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm có thể mắc phải sau khi sinh. Trầm cảm có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh em bé.
Nhưng bệnh thường phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bị mắc chứng này, mẹ bỉm sữa sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi. Mẹ cũng có thể cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con.
Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu mà cũng có thể xảy ra ở các mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi.
>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?
Không có một nguyên nhân duy nhất gây bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, các vấn đề về thể chất và cảm xúc có thể góp phần gây bệnh như:
>> Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh xảy ra trước, trong hoặc sau khi mang thai đều giống nhau. Bạn có thể bị trầm cảm sau sinh nếu có 5 hoặc nhiều hơn các biểu hiện trầm cảm sau sinh dưới đây:
>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh khác bao gồm:
Trong số ít các trường hợp, một số phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh có những suy nghĩ ảo tưởng; hoặc ảo giác và có thể gây hại cho con họ. Nếu nhận biết mẹ bỉm sữa đang có những suy nghĩ làm tổn thương cho bản thân hoặc con mình, cần phải liên lạc ngay với bác sĩ.
Tuy nhiên, mẹ bỉm có thể gặp các dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác không được đề cập. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện trầm cảm sau sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
>> Xem thêm: Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hòa Kỳ (CDC), có 11-20% phụ nữ sinh con mỗi năm có triệu chứng trầm cảm sau sinh. Trong thực tế, số lượng phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và các bệnh liên quan trong một năm nhiều hơn tổng các trường hợp mới mắc bệnh lao; bạch cầu; đa xơ cứng; Parkinson; Alzheimer; Lupus và động kinh ở cả nam và nữ.
Có rất nhiều yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh như:
>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?
Mẹ cần đến gặp bác sĩ khi biểu hiện trầm cảm ngày càng nặng hơn:
Khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ nói chuyện với mẹ bỉm về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần. Điều này để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và dạng nặng hơn của bệnh trầm cảm. Vì thế, mẹ đừng xấu hổ, hãy chia sẻ các triệu chứng của bản thân đang gặp phải với bác sĩ để thiết kế một kế hoạch điều trị trầm cảm sau sinh tốt nhất.
Để đánh giá tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể:
– Nếu mẹ bỉm có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thận trọng theo dõi và tái khám thường xuyên.
– Nếu các biểu hiện trầm cảm sau sinh nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý; dùng thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai.
– Trong trường hợp, một số phụ nữ có bệnh trầm cảm sau sinh rất nặng mà không đáp ứng với liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sự kích thích điện có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.
Lối sống và những biện pháp khắc phục sau có thể giúp mẹ bỉm đối phó với trầm cảm sau sinh:
Hy vọng bài viết về bệnh trầm cảm sau sinh sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về trầm cảm sau sinh hãy để lại bình luận tại bài viết này. Chúc mẹ bỉm sữa luôn vui khỏe nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Postpartum Depression
Truy cập ngày 11/05/2022
2. Depression During and After Pregnancy
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/features/maternal-depression/index.html
Truy cập ngày 11/05/2022
3. Postpartum depression
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/basics/definition/con-20029130
Truy cập ngày 11/05/2022
4. Postpartum depression
https://www.womenshealth.gov/mental-health/mental-health-conditions/postpartum-depression
Truy cập ngày 11/05/2022
5. Postpartum Depression
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9312-postpartum-depression
Truy cập ngày 11/05/2022