Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hiểu rõ những khó khăn đó, MarryBaby đã tổng hợp 12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ rất hữu ích. Mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tuần đầu tiên sau sinh mổ, mẹ sẽ cần sự giúp đỡ của các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh. Vì vết mổ chưa khô nên cần chăm sóc để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra. Những loại thuốc mẹ sử dụng trong thời gian này không ảnh hưởng tới sữa non.
Sang ngày thứ 3, bác sĩ có thể mở băng và để khô vết mổ. Một số điều mẹ cần lưu ý lúc này:
Sau thời gian 1 tuần, mẹ có thể ăn uống, sinh hoạt gần như bình thường. Cơ quan sinh dục sẽ tự phục hồi sau 6 tuần (gọi là thời gian hậu sản). Lúc này, mẹ có thể làm việc nếu sắp xếp hợp lý giữa việc chăm sóc bé và các việc khác. Do vậy, hiểu biết về cách phục hồi sau sinh mổ sẽ giúp quá trình này diễn ra tốt hơn.
>> Mẹ có thể tham khảo: Chăm sóc vết mổ sau sinh: ‘Hô biến’ để không bị sẹo
Sinh mổ có thể ảnh hưởng một số chức năng của cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết được điều này. Bộ phận “đình công” đầu tiên có thể là bàng quang, và mẹ có thể cảm thấy ngay sau khi sinh. Không chỉ gặp khó khăn khi đi tiểu, nhiều mẹ sau sinh mổ cũng sẽ gặp vấn đề với việc xì hơi và “đi nặng”.
Lý do cho tình trạng này là vì, trong suốt ca mổ, ổ bụng của mẹ sẽ chứa đầy khí và hơi. Vậy nên mẹ sẽ cần dùng đến thuốc chống đầy hơi để loại trừ bớt các khí dư này. Nếu gặp khó khăn trong việc đại tiện, mẹ nên nói với bác sĩ, y tá chăm sóc để được hỗ trợ phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ cho mẹ dùng thuốc giảm đau, bôi trơn và từ đó dễ đại tiện hơn.
Kháng sinh được dùng trong ca mổ có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non và ruột già của người mẹ. Nó làm gia tăng tiết chất nhầy và tiêu diệt cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi trường ở ruột già. Các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn, thậm chí là tiêu chảy có thể xuất hiện khi mẹ sinh mổ. Do đó, mẹ cần tham khảo việc sử dụng men vi sinh (men tiêu hóa) hoặc các lợi khuẩn. Lợi ích của các thực phẩm lên men này là giúp góp phần làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó bảo vệ hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy sau sinh, giúp mẹ hồi phục sau sinh mổ nhanh hơn.
Các thực phẩm gây viêm bao gồm thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm chiên rán. Mẹ cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này vì chúng không tốt cho quá trình lành sẹo mổ. Ngoài ra, thực phẩm gây viêm còn làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ. Những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng..
Thay vào đó, mẹ nên sử dụng các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh và các loại hạt. Các thực phẩm giàu axit amin cũng giúp phục hồi sức khỏe sau sinh mổ cho người mẹ. Hoặc mẹ có thể tham khảo gợi ý chọn Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh để việc ăn uống hỗ trợ mẹ phục hồi sau sinh mổ và mang lại lợi ích đối với dòng sữa cho con.
Sau sinh mổ, mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi lại. Nhưng đừng vì thế mà nằm nhiều trên giường. Đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể được hồi phục nhanh hơn. Cụ thể, nó giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu. Bên cạnh đó, đi bộ làm giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…
Mẹ nên bắt đầu đi bộ ngắn khoảng 30 phút mỗi ngày. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Đây cũng là cách để hồi phục sau sinh mổ nhanh chóng mẹ nhé.
Sau khi sinh mổ, có khoảng hơn 60% người mẹ bị đau ở vết thương. Ngoài cảm giác đau vết mổ, mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và các tình trạng đau vùng đáy chậu. Lúc này mẹ cần sự trợ giúp của các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm hồi phục sau sinh mổ.
Tùy theo tình trạng của mẹ mà việc điều trị bằng các loại thuốc giảm đau opioid sẽ khác nhau. Nếu không có chống chỉ định, nên dùng bổ trợ các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID để có thể làm giảm lượng opioid.
Nếu ngại dùng thuốc, mẹ có thể xem bài viết Bật mí 5 cách giảm đau sau sinh mổ không cần dùng thuốc để tham khảo cách vượt qua cơn đau vết mổ không cần đến thuốc nhé,
Lưu ý để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ và nghỉ ngơi. Việc nằm nghiêng khi cho con bú sẽ giúp mẹ giảm các cơn đau do tử cung co lại. Đồng thời giảm cảm giác buồn nôn và đau đầu. Mặc khác, nằm nghiêng khi ngủ tạo cảm giác thoải mái và hạn chế được những va chạm với vết mổ.
Ôm gối khi cười hay nói chuyện sẽ giúp hạn chế các chuyển động cơ bụng, nhờ đó mẹ sẽ đỡ đau hơn. Mẹ nên đặt một cái gối lên bụng để giảm đau lúc ho hay ngáp. Chèn nhiều gối xung quanh khi ngủ để hạn chế việc lăn qua lăn lại làm vết thương va chạm với vật cứng, chỗ cứng trên giường.
Khi cho bé bú, nếu mẹ dùng gối kê đỡ, bé sẽ được ở sát bụng và gần vú mẹ hơn. Đó cũng là cách để bé học cách bắt núm vú chuẩn xác hơn, đồng thời, lúc cho bé bú mẹ ngồi cũng đỡ đau mỏi lưng sau khi sinh hơn.
Sau sinh mẹ đi tiêu chậm thường là do nội tiết tố dao động. Chế độ ăn uống không đủ chất lỏng hoặc chất xơ cũng là nguyên nhân. Ngoài ra, thuốc gây mê được sử dụng trong khi phẫu thuật và tình trạng mất nước có thể dẫn đến táo bón sau khi sinh, đặc biệt đối với các mẹ đang cho con bú.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên uống thêm nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ và sắt. Một số đơn thuốc làm mềm phân an toàn cũng có thể giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này nhé.
Dòng sữa mẹ ngọt lành mang đến cho con những dưỡng chất bổ dưỡng, bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ. Tuy nhiên, tất cả những thuận lợi này chỉ có được khi trẻ sinh nở qua đường âm đạo. Còn với trẻ sinh mổ, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình tiết sữa.
Do đó, nếu sữa non về chậm, mẹ hãy cứ thư giãn, từ từ rồi sữa cũng sẽ về. Để hỗ trợ, mẹ có thể dùng sữa sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh trong lúc chờ sữa non về. Các chuyên gia đã phát triển một thành phần đặc biệt – Synbiotic vào trong những sản phẩm sữa công thức. Chất này giúp vi khuẩn có lợi phát triển, dần hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Ngoài ra, nó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Tóm lại, mẹ đừng quá áp lực việc cho trẻ bú cũng là cách để mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó phục hồi sau sinh mổ nhanh hơn.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
Có khoảng 33% trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh có thể phòng ngừa được. Do đó, mẹ cần nâng cao ý thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn khi mổ lấy thai.
Tình trạng nhiễm khuẩn là vết mổ sau sinh có dấu hiệu mưng mủ. Ngoài ra, mẹ bị nhiễm khuẩn vết mổ có thể bị sốt, đau bụng, sản dịch đục và có mùi hôi, ra huyết âm đạo bất thường và tiêu chảy. Mẹ muốn phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh thì đừng quên chú ý các dấu hiệu này nhé.
Hiện tượng ra sản dịch cũng xảy ra ở hầu hết các mẹ sau sinh mổ. Đây là tình trạng bình thường nhưng mang lại những cảm giác khó chịu cho sản phụ. Sử dụng băng vệ sinh để thấm hút dịch là một cách hay. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên dùng các loại thụt rửa hoặc tampon vì có thể gây nhiễm trùng khi hậu sản. Các mẹ mới sinh mổ bị ra huyết nhiều và hôi hoặc bị sốt cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
>> Mẹ có thể tham khảo: Băng vệ sinh tampon tưởng đơn giản mà không giản đơn
Sau khi sinh xong, mẹ đều có những trạng thái cảm xúc khác nhau, thậm chí là cảm xúc tiêu cực. Việc này dần dần có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.
Do đó, các mẹ hãy chủ động giải tỏa tâm lý bằng cách người thân hoặc bạn bè. Luôn dành thời gian hàng ngày để vui chơi cùng con. Mẹ có thể thực hiện các hoạt động lành mạnh khác để cảm thấy tốt hơn.
>> Mẹ có thể xem thêm: “6 chữ không” giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ
Phục hồi sau sinh mổ là một quá trình cần thời gian và sự kiên nhẫn của người mẹ. Vì tình hình sức khỏe còn yếu, mẹ nên cẩn trọng và chăm sóc bản thân chu đáo hơn. Mong rằng bài viết đã cung cấp những mẹo nhỏ cho mẹ để hồi phục sức khỏe sau sinh hiệu quả hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Kháng sinh có thể gây tác hại cho hệ tiêu hóa
http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/thong-tin-thuoc-menuleft-124/2457-khang-sinh-co-th-gay-tac-h-i-cho-h-tieu-hoa.html
Ngày truy cập: 23/01/2022
C-section what to know?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310
Ngày truy cập: 23/01/2022
Chăm sóc đúng cách bà mẹ thời kỳ hậu sản
https://trungtamytephunhuan.medinet.gov.vn/chuyen-muc/cham-soc-dung-cach-ba-me-thoi-ky-hau-san-cmobile14660-16212.aspx
Ngày truy cập: 23/01/2022
Postpartum care for mom: Tips for healing and comfort
https://www.geisinger.org/patient-care/conditions-treatments-specialty/self-care-during-the-postpartum-period
Ngày truy cập: 23/01/2022
The New Mother – Taking Care of Yourself After Birth
https://www.chop.edu/conditions-diseases/new-mother-taking-care-yourself-after-birth
Ngày truy cập: 23/01/2022