Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 14/12/2021

Bốc hỏa tiền mãn kinh và những bí quyết hỗ trợ cải thiện

Bốc hỏa tiền mãn kinh và những bí quyết hỗ trợ cải thiện
Bốc hỏa tiền mãn kinh là triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Phụ nữ nên làm gì để hạn chế tối đa hiện tượng này?

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sức khỏe cơ thể và các yếu tố tâm lý ở phụ nữ có nhiều thay đổi. Cùng với các biểu hiện khó ngủ, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, giảm ham muốn tình dục, đổ mồ hôi đêm,… thì hiện tượng bốc hỏa tiền mãn kinh gần như ai cũng gặp phải.

Liệu có những cách nào hỗ trợ điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh? Thuốc trị bốc hỏa tiền mãn kinh? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

Hiện tượng bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?

Bốc hỏa là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ. Nó có thể xảy ra ở phụ nữ bình thường, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh. Cơn bốc hỏa thường khởi đầu một cách đột ngột, cảm giác nóng bừng phần mặt, trên ngực, sau đó sẽ nhanh chóng lan ra toàn thân. Cảm giác này sẽ kéo dài từ 2-4 phút, thường kèm theo hiện tượng toát mồ hôi, đánh trống ngực, sau đó là lạnh run.

bốc hỏa tiền mãn kinh
Hiện tượng bốc hỏa xuất biến ở 80% phụ nữ tiền mãn kinh

Tùy theo từng người, cường độ của những cơn bốc hỏa cũng thay đổi khác nhau. Bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh nhẹ thì đỏ mặt, nhưng cũng có người bốc hỏa mạnh làm gương mặt và thân người đỏ bừng. Tần suất xuất hiện cũng hoàn toàn không giống nhau, người thi thoảng, người bị liên tục và kéo dài.

Nguyên nhân gây nên bốc hỏa tiền mãn kinh?

Để trả lời chính xác về nguyên nhân của các cơn bốc hỏa, điều này vẫn chưa được kết luận. Đa phần những giả thuyết đều cho rằng cơ thể bị rối loạn chức năng điều nhiệt do giảm estrogen trong cơ thể. Cũng có những nghiên cứu cho thấy rằng ở phụ nữ tiền mãn kinh bị bốc hỏa, trung tâm điều nhiệt thu hẹp hơn người bình thường.

Mức estrogen suy giảm đã tác động trực tiếp vào trung tâm điều nhiệt, khiến chúng hiểu nhầm cơ thể đang cao hơn bình thường. Do đó, những phản ứng giúp cơ thể tỏa nhiệt được thực hiện.

Tim đập nhanh hơn để bơm máu đi, các mạch máu giãn nở. Đi cùng với đó, cơ thể đổ mồ hôi khiến mất nhiệt nhanh chóng, kèm theo những cơn lạnh run, thở nhanh, nông,…

Cách điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh ngày càng trở thành vấn đề được nhiều chị em đặc biệt quan tâm, chú ý. Có những cách nào hỗ trợ điều trị hay ngăn chặn vấn đề này hay không?

Chị em có thể sử dụng thuốc trị bốc hỏa tiền mãn kinh nào? Sau đây là những phương pháp được nhiều chị em và chuyên gia khuyến cáo áp dụng.

bốc hỏa tiền mãn kinh
Những phương pháp hỗ trợ hạn chế tình trạng bốc hỏa

1. Làm mát cơ thể

Hiện tượng bốc hỏa là biểu hiện của sự tăng nhiệt độ cơ thể. Để làm dịu mát, đẩy lùi cảm giác nóng nực trong cơ thể bạn cần làm mát cơ thể nhanh.

Bạn có thể tắm ngay khi cơn nhiệt xuất hiện nếu ở nhà, uống nước lạnh. Trường hợp đang ở ngoài trời, hãy sử dụng khăn ướt hoặc tìm đến nơi có điều hòa, máy phun sương làm mát,… ngay để trú ẩn.

2. “Yêu” đều đặn

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ xây dựng đời sống tình dục điều độ sẽ hạn chế được tình trạng bốc hỏa. Đối với phụ nữ ở độ tuổi 35 nên quan hệ khoảng 2 lần/tuần, phụ nữ 45 tuổi nên quan hệ khoảng 1 lần/tuần.

Trong quá trình ngủ chung, nếu phụ nữ bị đổ mồ hôi nhiều, hay gặp cơn bốc hỏa có thể chọn đắp chăn riêng để hạn chế ảnh hưởng tới người xung quanh.

3. Kiểm soát và xây dựng chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là việc làm cần thiết không chỉ với phụ nữ tiền mãn kinh mà còn tất cả mọi người. Để tránh cơ thể tăng nhiệt, bạn nên tách nhỏ các bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn quá no và tránh xa bia rượu, chất kích thích, đồ cay nóng,…

Hãy ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu estrogen thực vật như sữa đậu nành, tinh chất mầm đậu nành,… Kết hợp nghỉ ngơi khoa học, không thức khuya, stress.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học hơn

4. Chọn lựa trang phục thoáng mát

Việc bạn sử dụng quần áo làm từ chất liệu tổng hợp dày, bó sát sẽ làm cản trở quá trình hô hấp của da, thoát mồ hôi kém. Điều này khiến cơ thể bí bách, khó chịu. Bạn nên lựa chọn các trang phục thoáng mát hơn, làm từ cotton, lanh để không khí dễ dàng xuyên qua.

Tuyệt đối không nên mặc quần áo bó chặt, ôm sát khiến nghẹt thở các tế bào biểu bì da.

5. Bổ sung estrogen thực vật

Để giải quyết vấn đề rối loạn nội tiết tố khiến phụ nữ bốc hỏa tiền mãn kinh, bạn có thể tăng cường bổ sung estrogen bằng các sản phẩm an toàn. Các loại thuốc, thực phẩm chức năng chứa Estrogen có nguồn gốc thực vật, sử dụng theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

6. Luyện tập yoga

Việc tập luyện yoga thường xuyên có thể giúp hạn chế các cơn bốc hỏa ở phụ nữ lên đến gần 30%. Quá trình tập luyện giúp cải thiện tinh thần, hạn chế các vấn đề mất ngủ, tiểu đêm, đổ mồ hôi,…

Việc tập yoga kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh còn giúp duy trì vóc dáng khỏe mạnh, mềm mại, tốt cho xương khớp và nhịp thở.

bốc hỏa tiền mãn kinh
Tập luyện Yoga, ngồi thiền hỗ trợ cải thiện hiện tượng bốc hỏa

Hy vọng với những thông tin vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng bốc hỏa tiền mãn kinh. Hãy chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện để cơ thể luôn khỏe mạnh, tự tin và rạng ngời nhất.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Did I just have a hot flash? I’m 44!

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/did-i-just-have-a-hot-flash-im-44

Truy cập ngày 14/12/2021

What Are Hot Flashes?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790

Truy cập ngày 14/12/2021

Perimenopause: Rocky road to menopause

https://www.health.harvard.edu/womens-health/perimenopause-rocky-road-to-menopause

Truy cập ngày 14/12/2021

Hot Flashes: What Can I Do?

https://www.nia.nih.gov/health/hot-flashes-what-can-i-do

Truy cập ngày 14/12/2021

Menopause FAQS: Hot Flashes

https://www.menopause.org/for-women/menopause-faqs-hot-flashes

Truy cập ngày 14/12/2021

x