Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa của con. Trẻ thiếu sữa mẹ sẽ dễ quấy khóc, đói, khó ngủ… Vì thế, mẹ cần lưu ý các loại rau làm mất sữa dưới đây để không làm ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất và hệ thống tiêu hóa còn non nớt của con.
Các loại rau làm mất sữa sẽ không chỉ khiến mẹ bị tắc tia sữa, làm giảm lượng sữa mẹ mà thậm chí còn khiến cơ thể mẹ không thể sản sinh ra nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay các loại thực phẩm từ rau làm mất sữa dưới đây để tránh mắc phải sai lầm nhé!
Lá lốt là một trong các loại rau làm mất sữa hàng đầu và nhanh chóng. Nếu không muốn bé yêu bỏ lỡ nguồn dưỡng chất thuần khiết nhất từ bầu ngực mẹ, bạn hãy tránh xa những món ăn có chứa lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, chuối lá lốt…
Những mẹ muốn cai sữa cho con thường hay lựa chọn biện pháp đắp lá bắp cải lên ngực để giảm dần lượng sữa mẹ, giảm đau và làm tắc tia sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú mà thực hiện hành động này thì sẽ làm mất sữa nhanh chóng.
Từ xa xưa, ông bà ta đã uống trà bạc hà để giảm tiết sữa khi đang cai sữa cho con. Vì vậy, mẹ đang cho con bú nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, thuốc ho điều chế từ bạc hà, dầu bạc hà…
Măng tây được xếp vào danh mục các loại rau làm mất sữa dù cho thực phẩm này có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng, chống ngán cho mẹ đang ở cữ.
Theo nhiều nghiên cứu, trong măng tây có chứa cyanide, một chất có thể gây dị ứng, ngộ độc thậm chí là tử vong nếu bạn không chế biến và nấu măng kỹ. Chất này cũng khiến mẹ nhanh chóng bị mất sữa nên làm ảnh hưởng lớn đến cả hai mẹ con. Vì thế, bạn nên tránh loại thực phẩm này khi đang cho con bú nhé.
Rau mùi có làm mất sữa không? Trong các loại rau làm mất sữa mẹ, không thể không nhắc đến rau mùi tây. Nếu bạn chỉ ăn một vài nhánh rau mùi khi đang cho con bú thì sẽ không sao, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này thì sẽ gặp rủi ro cao bị mất sữa đấy.
Lá dâu tằm là loại lá dân gian thường được ông bà xưa dùng để cai sữa cho con. Do đó, đây chính là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các loại rau làm mất sữa mẹ. Để tránh điều này, bạn hãy nhớ không nên uống nước đun lá từ cây dâu tằm nhé.
Ăn rau răm có mất sữa không? Các mẹ thường thích dùng rau răm để làm gia vị cho nhiều món ăn ngon như canh cá, canh củ, các món xào… Tuy nhiên, rau răm chính là “kẻ thù” không đội trời chung với mẹ đang cho con bú đấy. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng loại rau này để tránh làm giảm lượng sữa mẹ nhé.
Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng (khổ qua) được xếp vào thực phẩm làm giảm lượng sữa mà mẹ nên tránh. Mặc dù mướp đắng là một vị thuốc rất tốt cho thận, gan, hệ tiêu hóa…, nhưng không phải là một thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bởi những lý do dưới đây:
Ngoài tránh các loại rau làm mất sữa mẹ, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để tăng tiết dịch sữa, bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu:
Mẹ nên kiêng cữ các loại rau làm mất sữa mẹ khi đang cho con bú để lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp kích thích nguồn sữa như khoai lang, rau đay, rau má, rau hoàng kỳ, cây thì là, rong biển… Các sản phẩm này sẽ đảm bảo cơ thể mẹ có thể sản xuất đủ sữa để con luôn được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất và phát triển khôn lớn, khỏe mạnh.
Hoa Vũ
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.