Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sự xuất hiện của thiên thần tí hon làm xáo trộn không nhỏ đến cuộc sống của mẹ; bao gồm cả những thay đổi bên trong cơ thể mà ai cũng phải trải qua. Và tử cung, “ngôi nhà của thai nhi” chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về kích thước trong 6 tuần sau sinh. Hãy giúp tử cung hồi phục nhanh hơn bằng những cách làm tử cung co lại sau sinh dưới đây mẹ nhé.
Trong suốt thai kỳ, tử cung liên tục giãn rộng để thích nghi với sự phát triển ngày một lớn của em bé. Tử cung có thể tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần. Điều đó không có nghĩa sau khi em bé chào đời, tử cung của mẹ sẽ nhỏ lại như hình dáng trước đây.
Trong 48 giờ đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy những cơn co thắt hoặc chuột rút, nhất là khi đang cho con bú. Thực ra, hiện tượng này là do tử cung đang co lại về kích thước ban đầu. Nhưng mẹ sinh thường sẽ mất đến 6 tuần để tử cung hồi phục hoàn toàn. Với mẹ sinh mổ, quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn.
Sự co bóp của tử cung giúp siết chặt mạch máu gắn với bánh nhau trong thai kỳ, ngăn máu chảy vào tử cung. Nếu các mạch máu này không được “đóng” lại có thể dẫn đến chảy nhiều máu hay băng huyết sau sinh. Đây là một tai biến sản khoa nghiêm trọng đe dọa tính mạng người mẹ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mặc dù tử cung có thể tự co lại sau sinh nở nhưng đôi khi vẫn cần áp dụng một số cách làm tử cung co lại sau sinh để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.
Trên thực tế, việc giúp tử cung co lại hay thu nhỏ tử cung không hẳn chỉ vì muốn có một chiếc eo thon gọn mà còn là lý do sức khỏe. Tất cả nhằm hỗ trợ cho quá trình hồi phục đồng thời ngăn ngừa hiện tượng cục máu đông trong tử cung.
Thời gian hồi phục tử cung có thể khác nhau tùy theo cơ địa và cách chăm sóc mẹ sau sinh. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian tử cung phục hồi:
– Mẹ sinh thường sẽ có tốc độ hồi phục nhanh hơn.
– Sinh mổ sẽ có tốc độ hồi phục chậm hơn do để lại sẹo vết mổ tử cung trong quá trình mổ lấy thai.
– Sinh con lần đầu sẽ hồi phục nhanh hơn so với những mẹ sinh con thứ.
Dù vậy vẫn có một số cách làm tử cung co lại sau sinh để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Như đã nói, tử cung sẽ bắt đầu tự co lại nhưng mẹ có thể áp dụng một số cách làm tử cung co lại sau sinh để quá trình chữa lành và thu nhỏ tử cung diễn ra nhanh chóng.
Hormone oxytocin được giải phóng trong quá trình cho con bú sẽ giúp tử cung co bóp. Đó là lý do mỗi lần con ti, mẹ bắt đầu cảm nhận những cơn quặn thắt. Những cơn co thắt tử cung này sẽ chỉ kéo dài trong một vài ngày.
Nếu không thể cho con bú, việc hút sữa cũng có tác dụng kích thích núm vú và truyền tín hiệu đến cơ thể giải phóng oxytocin.
Tiếp xúc da kề da với em bé được xem là cách làm tử cung co lại sau sinh tự nhiên vì cũng kích thích cơ thể giải phóng hormone oxytocin. Khi tiếp xúc da kề da hãy để trẻ chỉ mặc tã và đặt trẻ lên ngực trần, vai hoặc áp bé vào bụng mẹ.
>>> Mẹ có thể xem thêm: 5 lợi ích của phương pháp da kề da với trẻ sơ sinh và cách áp dụng tại nhà
Bằng cách dùng 1 bàn tay đặt vào vùng bụng dưới và nhẹ nhàng xoa bóp theo vòng tròn không chỉ giúp tử cung co bóp tốt hơn mà còn giảm đau và giảm chảy máu sau sinh.
Tập thể dụng là cách làm tử cung co lại sau sinh được nhiều mẹ áp dụng. Điều này không có nghĩa mẹ phải theo những bài tập nặng nhọc. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ giúp đẩy khí ra khỏi bụng, làm rỗng bàng quang, tạo thêm không gian cho tử cung co bóp, thải sản dịch tốt hơn.
Đừng nghĩ đến việc ăn kiêng trong thời gian này. Thay vào đó, một chế độ ăn uống cân bằng, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn uống khoa học còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành, phục hồi sau sinh.
Bổ sung đủ nước sau sinh, đặc biệt là uống nước ấm thường xuyên sau sinh có thể giúp trẻ hóa các tế bào, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và giúp cơ thể thải độc tố. Uống nhiều nước làm tăng số lần đi vệ sinh, giúp đẩy hết máu, cục máu đông hoặc nhau thai còn sót trong tử cung.
Không ai dám chắc hiệu quả tuyệt đối của những cách làm tử cung co lại sau sinh. Trong trường hợp nhận thấy tử cung không co thắt hoặc co hồi chậm, mẹ nên đi khám bác sĩ vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trong sau:
– Sa tử cung.
– Băng huyết sau sinh nếu tử cung không thể co lại trong 24 giờ đầu sau sinh.
– Nguy cơ ảnh hướng đến lần mang thai sau của mẹ.
Ứ dịch tử cung sau sinh sẽ làm chậm lại quá trình co hồi tử cung.
Thông thường sau sinh, sản dịch gồm nước ối còn sót lại, máu, dịch tiết cổ tử cung và những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung sẽ được tiết ra ngoài qua đường âm đạo, nhờ những cơn co bóp tử cung.
Nhưng trong một số trường hợp, sản dịch không thoát ra ngoài được sẽ gây nên tình trạng ứ dịch tử cung sau sinh. Mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ. Vì tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn sản dịch, chảy máu không cầm được, rối loạn đông máu… hoặc thậm chí có thể đe dọa tính mạng người mẹ.
Theo kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh, người mẹ bị ứ sản dịch nhiều có thể phải thực hiện nong cổ tử cung, hút dịch tử cung hoặc dùng thuốc kích thích co bóp tử cung.
Để tránh phải can thiệp điều trị y tế, mẹ có thể thử áp dụng một số cách tống sản dịch sau sinh mổ và sinh thường sau đây:
– Cho con bú thường xuyên.
– Sắp xếp nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
– Chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân bằng, tránh việc kiêng khem quá mức.
– Bổ sung vitamin và khoáng chất theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách tránh viêm nhiễm, tổn thương
Như mẹ đã thấy, những cách làm tử cung co lại sau sinh trên đây hoàn toàn đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà. Chúc mẹ mau sớm hồi phục sức khỏe và tận hưởng trọn vẹn hành trình làm mẹ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Postpartum care: What to expect after a vaginal birth
Ngày truy cập: 29/11/2021.
2. Changes in uterine size after vaginal delivery and cesarean section determined by vaginal sonography in the puerperium
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10728621/
Ngày truy cập: 29/11/2021.
3. First days after birth
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/servicesandsupport/first-days-after-birth
Ngày truy cập: 29/11/2021.
4. Pregnancy: Physical Changes After Delivery
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9682-pregnancy-physical-changes-after-delivery
Ngày truy cập: 29/11/2021.
5. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery)
https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/
Ngày truy cập: 29/11/2021.