Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 12/10/2023

Chiếu plasma sau sinh phương pháp làm lành vết thương nhanh chóng

Chiếu plasma sau sinh phương pháp làm lành vết thương nhanh chóng
Chiếu tia plasma sau sinh được cho là sẽ giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương hiệu quả. Tuy nhiên, không ít mẹ lo lắng về độ an toàn của phương pháp này, đặc biệt là trong giai đoạn mẹ cho con bú.

Không ít mẹ phải đau đầu khi phải mất nhiều thời gian và công sức để chữa lành vết thương sau sinh. Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của mẹ cũng như việc chăm sóc bé. Do đó, nhiều mẹ đang cân nhắc sử dụng biện pháp điều trị chiếu plasma sau sinh để giúp vết thương sau sinh mau lành. Mẹ hãy MarryBaby khám phá toàn bộ về phương pháp chiếu plasma sau sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp chiếu đèn plasma sau sinh

Plasma là gì? Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất ngoài chất rắn, lỏng, khí. Theo đó, tia plasma kích thích sản xuất ra các hoạt chất sinh học chứa oxy, nitơ, ion, bức xạ UV-A… giúp tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh.

Năm 2005, plasma lạnh lần đầu tiên được sử dụng để điều trị lâm sàng tại Đức. Theo đó, plasma lạnh có một số tác dụng:

  • Tăng tưới máu, tăng sinh mạch tân tạo: Điều này giúp cung cấp nhiều kháng thể, nuôi dưỡng vết thương mau lành.
  • Làm bất hoạt vi sinh vật có trên bề mặt vết thương (vi khuẩn, vi nấm): Điều này giúp ổ loét hoặc vết thương liền nhanh hơn.
  • Kích thích các yếu tố tăng trưởng GP (Growth Factor): Có tác dụng làm tăng sinh tế bào, tăng sinh collagen giúp tái tạo biểu bì.

Phương pháp chiếu plasma sau sinh là gì

Với những công dụng trên của plasma lạnh, y khoa hiện đại đã cho ra đời phương pháp chiếu tia plasma sau sinh. Phương pháp này giúp bà đẻ rút ngắn thời gian hồi phục vết thương sau sinh; nhất là đối với vết mổ sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Cách chiếu đèn plasma sau sinh làm lành vết thương

Chiếu plasma sau sinh sẽ giúp mẹ làm lành vết thương theo 3 cơ chế sau đây: khử khuẩn, vệ sinh vết thương, tạo màng bảo vệ và kích thích tái tạo liền vết thương nhanh chóng. Do đó, phương pháp này hỗ trợ giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn.

1. Khử khuẩn trong phương pháp chiếu plasma sau sinh

Chiếu đèn plasma lạnh sau sinh giúp làm giảm lượng vi khuẩn, chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành mà không gây ảnh hưởng gì đến các mô bình thường. Khi chiếu vào vết thương, tia plasma có thể phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn, vi nấm làm mất hoạt tính protein khiến các vi sinh vật này không thể tiếp tục hoạt động.

2. Tạo lớp màng bảo vệ vết thương

Nhờ cơ chế polyme hóa dịch cơ thể mà một lớp màng protein sẽ xuất hiện trên nền vết thương giúp chống việc tái xâm nhập của vi khuẩn. Nhờ đó, mà phương pháp chiếu đền plasma có thể thúc đẩy cho quá trình vết thương mau khép miệng và nhanh chóng lành lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa do đâu và có nguy hiểm không?

Kích thích tái tạo mô mạch trong chiếu plasma sau sinh

3. Kích thích tái tạo mô mạch trong chiếu plasma sau sinh

Plasma lạnh cũng kích thích các yếu tố tăng trưởng khác nhau (ví dụ: những yếu tố liên quan đến sự hình thành mạch/tân mạch) và mô tương tác giữa các loài phản ứng. Chẳng hạn như: oxit nitric (NO), hydroxyl (OH) và oxy nguyên tử (O). Từ đó, vết thương sẽ lành nhanh hơn và gián tiếp giúp hạn chế sẹo xấu.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Phương pháp chiếu tia plasma sau sinh có tốt không?

Vậy chiếu tia plasma sau sinh có tốt không, có để lại hậu quả gì không? Phương pháp chiếu tia plasma sau rất tốt nhất là với sản phụ sinh mổ và còn giúp hỗ trợ bảo vệ cho em bé. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp rút ngắn thời gian làm lành vết khâu tầng sinh môn mà không gây tác dụng phụ, kích ứng da và không đau đớn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ và việc tiết sữa cho con bú.

Chiếu tia plasma có nguy hiểm không?

Nếu mẹ áp dụng phương pháp chiếu tia plasma trọn bộ cho mẹ và bé, các lựa chọn cho mẹ tham khảo sẽ gồm:

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn chiếu tia plasma sau sinh của mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về phương pháp điều trị vết thương an toàn và hiệu quả cao này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Role of plasma exchange in postpartum microangiopathies: An experience from a tertiary care center

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6910027/

Truy cập ngày 16/12/2022

2. An association between plasma ferritin concentrations measured 48 h after delivery and postpartum depression

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6910027/

Truy cập ngày 16/12/2022

3. Mortality in Beagles Irradiated during Prenatal and Postnatal Development. I. Contribution of Non-Neoplastic Diseases

https://doi.org/10.2307/3579981

Truy cập ngày 16/12/2022

4. Effects of plasma irradiation on the wettability and dissolution of compacts of griseofulvin

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14706255/

Truy cập ngày 16/12/2022

5. Cold Plasma Irradiation Regulates Inflammation and Oxidative Stress in Human Bronchial Epithelial Cells and Human Non-Small Cell Lung Carcinoma

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34700340/

Truy cập ngày 16/12/2022

x