Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/11/2024

3 bước đơn giản phục hồi sau sinh

3 bước đơn giản phục hồi sau sinh
Thường được gọi là giai đoạn hậu sản, 6 tuần sau sinh là khoảng thời gian để mẹ hồi phục và thích nghi với những thay đổi lớn. Mẹ sẽ sớm nhận ra vai trò mới đầy thú vị của mình chính là người chăm sóc, nuôi dưỡng quan trọng của con. Do đó, điều mà các mẹ sau sinh cần tập trung hồi phục chính là tinh thần và sức khỏe của mình.
Phục hồi sau sinh
Để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình, mẹ cần đảm bảo tinh thần và sức khỏe ở mức tốt nhất

1. Phục hồi sau sinh: Điều chỉnh cảm xúc

Sau khi sinh, nhiều mẹ sẽ cảm thấy tâm trạng nhiều lúc sẽ “down” xuống mức cực độ, cảm thấy khó chịu và cáu bẳn với mọi người xung quanh. Điều này khá bình thường, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

Đừng quá lo lắng! Với sự hỗ trợ của chồng, người thân và bạn bè, mẹ sẽ cảm thấy tinh thần dần ổn định hơn. Nếu vẫn cảm thấy cô đơn, mẹ có thể gọi cho bạn bè hay anh em, họ hàng đến chơi cùng hai mẹ con. Nhớ rằng luôn có các bác sĩ chuyên môn sẵn sàng đồng hành trong những trường hợp bạn cảm thấy tâm lý bất ổn.

2. Phục hồi sức khỏe sau sinh

Quá trình hồi phục sau sinh có thể bắt đầu ngay khi mẹ còn ở bệnh viện. Thử khởi động cùng một số bài tập Kegel đơn giản. Siết chặt các cơ xung quanh vùng niệu đạo như khi bạn tạm ngưng dòng nước tiểu chảy ra. Các bài tập Kegel có thể sẽ khó thực hành lúc đầu nhưng cứ cố gắng tập luyện rồi mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Khi về nhà và được sự cho phép của bác sĩ, mẹ có thể vận động kéo căng người, đi bộ, bơi lội và đạp xe trên máy tập thể dục, nhưng nhớ phải từ từ. Liên hệ với phòng tập hoặc nói chuyện với các mẹ khác để có thêm thông tin rồi đăng ký các lớp thể dục dành cho các mẹ sau sinh. Hiện nay có nhiều trung tâm thể dục có dịch vụ dành riêng cho các mẹ sau sinh hay tuyệt vời hơn là lớp dành cho mẹ và bé.

3. Yêu bản thân nhiều hơn

Lúc này không phải thời điểm thích hợp để ăn kiêng, nhất là với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó, mẹ nên tiếp tục chế độ dinh dưỡng lành mạnh như trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các khóa học về dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu sau sinh để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho các mẹ hồi phục và chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.

“Mở lòng” với những lúc tinh thần không tốt của mình, dành thời gian nghỉ ngơi và kêu gọi anh xã cùng chung tay giúp dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con nhỏ. Ngược lại, mẹ nên để những việc không thực sự cần thiết tạm “ngủ yên” trong lúc nhạy cảm này. Mọi việc có thể lộn xộn hơn, nhà cửa ít ngăn nắp hơn và bạn sẽ bận rộn hơn trước … nhưng rồi tất cả đều sẽ ổn mà mẹ ơi.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x