Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi nào mẹ có thể trở lại làm công việc nhà, thậm chí là đi làm trở lại? Ở cữ bao lâu? Đâu là những hoạt động mẹ nên và không nên làm? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu trong bài viết dưới đây nhé.
Sau sinh mổ có nên làm việc nhà không? Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Mẹ sau sinh mổ chỉ nên đi bộ, lên xuống cầu thang và làm những công việc nhà rất nhẹ là an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần phải lắng nghe cơ thể của mình, chỉ làm khi bạn cảm thấy đủ sức làm việc đó!
Tránh gây căng thẳng cho cơ thể, vì vết mổ sẽ chưa lành hẳn cho đến 4-5 tuần sau khi sinh.
Bạn cũng nên tránh để vết mổ bị ướt và tránh vi phạm tất cả những điều tiêu chuẩn khác không được làm trong thời kỳ hậu sản.
Sau 6 tuần, mẹ sẽ đăng ký khám kiểm tra với bác sĩ và sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách hồi phục tùy theo thể trạng.
Mẹ sinh thường cũng nên tránh khuân vác nặng, nhưng có thể làm những công việc nhà nhẹ nhàng miễn là nó không làm mẹ mệt mỏi hoặc gây nguy hiểm cho cơ thể.
Trong vài ngày đầu tiên sau sinh thường, mẹ hãy làm mọi thứ chậm lại và khuyến khích nên nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình đối với việc nhà. Lúc này mẹ chỉ cần tập trung vào việc hồi phục và chăm sóc em bé.
Sau khi mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, lịch trình ngủ – thức của em bé đều đặn hơn, mẹ có thể bắt đầu làm việc nhà.
>>Xem thêm: Sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất? Mẹ bỉm vừa sinh con cần lưu ý!
Bất kể mẹ sinh thường hay sinh mổ, mẹ vẫn nên ưu tiên việc chăm sóc bản thân và em bé hơn làm việc nhà.
Theo đó, mẹ hãy tập trung vào việc kiểm soát những thay đổi của cơ thể sau khi sinh.
Việc giặt giũ và bát đĩa có thể nhờ người thân khác phụ giúp. Mẹ hãy kiên nhẫn với bản thân và dành nhiều thời gian để hồi phục trước khi tập trung vào môi trường xung quanh!
Vậy, bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Trên thực tế, hiếm có bà mẹ nào nóng lòng quay trở lại làm việc sau khi sinh con, đặc biệt là việc nhà. Mọi người đều muốn ở nhà để nghỉ ngơi.
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Nếu mẹ cảm thấy sẵn sàng làm việc nhà trở lại, mẹ vẫn cần sự chấp thuận của bác sĩ 3 tuần sau khi sinh thường. Đối với các bà mẹ sinh mổ, có thể bạn sẽ phải đợi 6 tuần.
Điều này giúp bạn có thời gian với em bé và thời gian để điều chỉnh tinh thần và thể chất với tất cả những thay đổi đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
>>Xem thêm: 8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinh
Bên cạnh tìm hiểu về bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu, mẹ nên biết đâu là thời điểm có thể thực hiện các hoạt động cụ thể tại nhà.
Hoạt động | Sinh thường | Sinh mổ |
Đi bộ | Sau 24 giờ | Sau 6 – 8 tuần (bạn sẽ được khuyến khích đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi sinh, còn việc đi bộ để tập thể dục thì nên chờ sau khi kiểm tra sau sinh) |
Đi lên xuống cầu thang | Sau 1 tuần | Sau 3 tuần (nếu trong nhà bạn có cầu thang, hãy cố gắng hạn chế tần suất lên xuống cầu thang) |
Cúi người xuống | Sau một vài ngày, tùy thuộc vào cảm giác của bạn | Sau 4 – 6 tuần |
Tắm vòi sen hoặc tắm bồn | Hạn chế tắm mà hãy tắm ngay khi bạn có thể đứng được. Tắm ngồi (với 2 – 3 inch nước) là được. | Sau 6 tuần, mẹ có thể tắm bồn. Đối với vòi hoa sen, mẹ có thể tắm sau 24 giờ miễn là mẹ che vết mổ bằng keo chống thấm nước |
Đi vệ sinh | Càng sớm càng tốt | Khoảng một ngày sau, khi bác sĩ rút ống thông của bạn |
Công việc nhà nhẹ nhàng (nấu ăn, rửa bát, dọn bàn, v.v.) | Sau một vài ngày, nhưng chỉ khi bạn cảm thấy hứng thú với nó | Sau 6 tuần |
Công việc nhà nặng nhọc (di chuyển đồ đạc, lau thảm & tủ lạnh, v.v.) | Sau 2 tuần, nhưng hãy mẹ lắng nghe cơ thể của mình | Sau 6 tuần, khi bạn thực hiện kiểm tra sau sinh |
Tập thể dục nhẹ (đi bộ chậm, ngồi máy tính, vươn vai, v.v.) | Sau 24 giờ | Sau 6 -8 tuần |
Tập thể dục cường độ cao (đi bộ đường dài, tập gym, đạp xe, v.v.) | Sau vài ngày, trừ khi bạn bị rách âm đạo | Sau 12 tuần |
Nâng vật nặng hơn em bé | Sau 6 tuần | Sau 8 – 12 tuần |
Lái xe | Sau 1 tuần | Sau 3 – 6 tuần |
Bơi lội | Sau 7 ngày (đến khi máu ngừng chảy) | Sau 6 tuần (cho đến khi máu ngừng chảy) |
Giặt giũ | Sau 1 tuần (cố gắng không nhấc vật nặng) | Sau 1 tuần (miễn là bạn không nhấc một cái giỏ nặng hoặc cúi xuống) |
Lau nhà | Sau 6 tuần | Sau 6 tuần |
Hút bụi | Sau 6 tuần | Sau 6 tuần |
Uống đồ uống có cồn | Sau khi bạn đã được kiểm tra tại bệnh viện (và giới hạn ở một ly) | Sau khi bạn xuất viện (có thể là vài ngày; cũng hạn chế uống một ly) |
Chăm sóc con | Sau 1 tuần (miễn là bạn cảm thấy phù hợp) | Sau 1 tuần (miễn là bạn cảm thấy phù hợp) |
Quan hệ vợ chồng | Sau 6 tuần | Sau 6 tuần |
Đi làm trở lại | Sau 3 – 6 tuần | Sau 6 – 8 tuần |
Sau khi biết bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu, dưới đây là những dấu hiệu của việc làm quá sức sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ mà mẹ nên chú ý.
Bạn sẽ nhận thấy điều này nếu bạn cũng đã từng sinh thường. Nhưng nếu bạn nghỉ ngơi sau khi sinh, lượng máu của bạn sẽ bắt đầu giảm đi. Tất nhiên, chảy máu sau khi sinh con là điều bình thường. Tuy nhiên, ngày qua ngày, lượng máu đó sẽ ngày càng ít đi.
Mẹ có thể cảm thấy điều này nếu tần suất leo cầu thang hoặc đi lại nhiều.
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Miễn là khi mẹ làm việc nhà, mẹ không gặp tình trạng choáng ngợp, mệt mỏi kể cả tâm trí lẫn cơ thể. Hơn nữa, mẹ hãy thoải mái để bản thân nghỉ ngơi và thư giãn thật nhiều cho lại sức.
>>Xem thêm: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu. Hy vọng mẹ đã nắm được đâu là việc nên và không nên làm để giúp bản thân sớm phục hồi, từ đó, chăm sóc em bé tốt hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.