Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Tường Vi
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Cập nhật 22 giờ trước

Hỏi đáp Bác sĩ: Cách tránh thai sau sinh dành cho mẹ nuôi con bú?

Hỏi đáp Bác sĩ: Cách tránh thai sau sinh dành cho mẹ nuôi con bú?
Việc lựa chọn cách tránh thai sau sinh phù hợp không chỉ giúp mẹ bỉm bảo vệ sức khỏe mà còn mang lại sự yên tâm để tập trung chăm sóc bé yêu.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ liệt kê các cách tránh thai sau sinh an toàn và hiệu quả cho các mẹ bầu sau sinh, bao gồm cả phương pháp không sử dụng hormone và phương pháp có sử dụng hormone. Mời mẹ tìm hiểu nội dung bài viết.

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ,

Em mới sinh con được 6 tuần, em nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tại, em không có ý định sinh thêm con trong 2 năm tới. Bác sĩ cho em hỏi là trong trường hợp của em thì nên áp dụng cách tránh thai sau sinh nào sẽ tốt nhất cho mẹ và bé ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Ngọc Luyến – 28 tuổi, ngụ tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh.

Bác sĩ trả lời

Chào bạn Ngọc Luyến,

Với câu hỏi mẹ nuôi con bú nên áp dụng cách tránh thai sau sinh nào để tốt cho cả mẹ và bé, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, hiện đang theo học tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ và Mang thai của MarryBaby sẽ giải đáp như sau:

Sau sinh, các cơ quan sinh dục của phụ nữ sẽ dần phục hồi sau khi thời kỳ hậu sản (kéo dài khoảng 6 tháng) kết thúc. Sau thời kỳ này là lúc chị em có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, đồng nghĩa với việc, cần sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa có ý định mang thai trở lại.

Với mẹ cho con bú như bạn Ngọc Luyến, bạn có thể cân nhắc áp dụng một trong các cách tránh thai sau sinh dưới đây:

Biện pháp tránh thai không sử dụng hormone

Biện pháp tránh thai không sử dụng hormone được xem là cách tránh thai sau sinh an toàn khi không tác động đến nội tiết tố và không sử dụng các hormone tổng hợp như estrogen hoặc progesterone. Biện pháp này tận dụng cơ chế tự nhiên của cơ thể và tạo rào chắn để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.

Dưới đây là các biện pháp tránh thai không sử dụng hormone gồm có:

1. Phương pháp cho con bú vô kinh

Phương pháp cho con bú vô kinh (LAM – Lactational Amenorrhea Method) không chỉ tiết kiệm mà còn an toàn, không tác dụng phụ. Đây là cách tránh thai sau sinh hiệu quả nhờ việc ngăn chặn rụng trứng, đặc biệt hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh khi mẹ chưa có kinh trở lại.

Để đạt hiệu quả lên đến 98%, mẹ cần tuân thủ các điều kiện:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung sữa công thức hay ăn dặm.
  • Khoảng cách giữa các lần bú không quá 4 giờ vào ban ngày và 6 giờ vào ban đêm.

Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh, sau đó mẹ cần áp dụng một biện pháp ngừa thai khác.

Cho con bú cũng là một cách tránh thai sau sinh tương đối an toàn và tự nhiên
Cho con bú cũng là một cách tránh thai sau sinh tương đối an toàn và tự nhiên

2. Sử dụng bao cao su

Bao cao su là một trong những cách tránh thai sau sinh dễ sử dụng nhất và phù hợp cho cả mẹ bầu lẫn mẹ đang cho con bú. Với cơ chế là sử dụng rào chắn bằng cao su ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. Bao cao su có cả loại dành cho nam và nữ, nhưng bao cao su nam phổ biến hơn nhờ tính tiện lợi.

Phương pháp này hiệu quả tốt, phổ biến, dễ sử dụng, có thể phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, việc dùng bao cao su cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái khi sử dụng, hiệu quả thấp khi bao không đảm bảo chất lượng hay sử dụng không đúng cách.

3. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ hình chữ T được đưa vào trong buồng tử cung, bao gồm 2 loại là vòng tránh thai chữ T chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết. Trong 2 loại thì vòng tránh thai chứa đồng là loại phổ biến hơn, vì có tác dụng trong thời gian dài từ 5-10 năm và chi phí cũng tương đối thấp.

Khi sử dụng, vòng được đặt trực tiếp vào âm đạo; vòng sẽ giải phóng đều đều một lượng nhỏ hormone tổng hợp estrogen và progesterone (progestin) có tác dụng tránh thai.

Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ của vòng tránh thai có thể bao gồm: rong kinh, đau bụng hoặc khó chịu khi quan hệ do vòng tránh thai đặt không đúng vị trí… Tuy nhiên cần lưu ý, nếu mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung thì sẽ có chống chỉ định.

Cách tránh thai sau sinh an toàn - Sử dụng que tránh thai chữ T
Vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%.

Biện pháp tránh thai có sử dụng hormone

Biện pháp tránh thai có sử dụng hormone là được dùng để điều chỉnh hoặc ngăn ngừa tình trạng rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung hoặc làm đặc dịch nhầy cổ tử cung với mục đích ngăn tinh trùng gặp trứng.

Các cách tránh thai sau sinh có sử dụng hormone bao gồm: uống thuốc tránh thai, đặt vòng, miếng dán tránh thai, tiêm thuốc hoặc sử dụng que cấy tránh thai. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai có sử dụng hormone không giúp ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs).

1. Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa protesgin

Phương pháp này phù hợp với mẹ đang cho con bú vì không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Ngoài khả năng ngừa thai hiệu quả, thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin còn giúp giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc có hiệu quả tránh thai cao, thuốc còn hỗ trợ giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ cần uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Thuốc chống chỉ định tuyệt đối cho phụ nữ mắc các bệnh lý: ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các trường hợp đang thuyên tắc tĩnh mạch, xơ gan mất bù… và có thể gặp các tác dụng phụ khác như rong kinh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng tức ngực…
Thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai phổ biến bằng cách giải phóng hormone để ngăn rụng trứng.

2. Que cấy tránh thai Implanon

Que cấy tránh thai là một nang mềm, hình trụ chứa nội tiết, vỏ là một chất dẻo sinh học, được đặt dưới da cánh tay bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Que cấy tránh thai được coi là phương pháp tránh thai sau sinh hiệu quả và hiện đại nhất khi mang lại hiệu quả ngừa thai lên đến 99%, với tỉ lệ dưới 1/100 phụ nữ mang thai mỗi năm khi sử dụng theo lời của chuyên gia.

Tác dụng que cấy kéo dài 3 năm đối với 1 nang Implanon hay 4 – 5 năm đối với dòng 2 nang (ví dụ Femplant). Việc áp dụng cách tránh thai sau sinh này có thể có một số tác dụng phụ sau cấy như: rối loạn kinh nguyệt, đau vùng cấy, đau hạ vị, nhức đầu, căng tức ngực, tăng giảm cân đột ngột.

Biện pháp tránh thai này chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ đang bị ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu khác), xơ gan, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân…

3. Tiêm tránh thai DMPA

Phương pháp này sử dụng một loại hormone progestin (Depot Medroxyprogesterone Acetate) được tiêm trực tiếp vào bắp bởi bác sĩ. Hiệu quả tránh thai kéo dài 3 tháng, sau đó mẹ cần tiêm nhắc lại để duy trì. Phương pháp này cũng có các tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt, mụn, tăng giảm cân nặng… như các phương pháp tránh thai chứa progestin khác.

Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối mà mẹ cần lưu ý như: phụ nữ đang bị ung thư vú, dị ứng với thành phần thuốc… Tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch, xơ gan mất bù, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân.

Kết luận

Các biện pháp tránh thai sau sinh đã liệt kê bên trên, mỗi cách đều có mặt lợi và mặt hại riêng. Do đó, để chọn được phương pháp phù hợp và an toàn nhất đối với mẹ, tốt hơn hết là mẹ hãy xin ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Postpartum Birth Control
https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-birth-control
Ngày truy cập 26.11.2024

What’s the best birth control option while breastfeeding?
https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/breastfeeding/whats-best-birth-control-option-while-breastfeeding
Ngày truy cập 26.11.2024

Contraception
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/contraception/index.htm
Ngày truy cập 26.11.2024

Birth control after childbirth: Long-term options for new moms
https://utswmed.org/medblog/larc-birth-control-after-delivery/
Ngày truy cập 26.11.2024

When can I use contraception after having a baby?
https://www.nhs.uk/conditions/contraception/when-contraception-after-baby/
Ngày truy cập 26.11.2024

12 types of birth control
https://www.plannedparenthood.org/planned-parenthood-pacific-southwest/blog/12-types-of-birth-control
Ngày truy cập 26.11.2024

x