Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 05/06/2024

Những lưu ý khi mẹ bỉm sử dụng thuốc vinafolin cai sữa cho con

Những lưu ý khi mẹ bỉm sử dụng thuốc vinafolin cai sữa cho con
Thuốc tiêu sữa cho mẹ sau sinh, hay còn gọi là thuốc cai sữa, được sử dụng để làm thay đổi hormone trong cơ thể và giúp giảm tiết sữa. Tuy nhiên, các mẹ sẽ rất khó khăn không biết nên chọn loại thuốc nào để an toàn cho mẹ và cả bé đúng không?

MarryBaby xin được gợi ý cho các mẹ bỉm thuốc tiêu sữa Vinafolin là một nhãn hàng thuốc tiêu sữa được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Để biết công dụng của lọai thuốc này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu về nhãn hàng này trong phần dưới đây nhé.

Thuốc tiêu sữa Vinafolin là gì?

Vinafolin là thuốc gì? Vinafolin là một loại thuốc tiêu sữa hay còn gọi thuốc cắt sữa. Thành phần chính của thuốc là Ethinylestradiol – một loại estrogen tổng hợp có tác dụng hỗ trợ điều trị thay thế hormone sinh dục nữ. Khi estrogen đi vào sữa mẹ, nó giúp giảm lượng sữa của mẹ và làm cho quá trình cai sữa dễ dàng hơn.

Thuốc vinafolin có tác dụng gì? thuốc Vinafolin cai sữa còn được sử dụng để điều trị một số vấn đề cho phụ nữ mãn kinh như giảm chức năng tuyến sinh dục, dự phòng loãng xương và rối loạn vận mạch. Bên cạnh đó,thuốc cũng hỗ trợ điều trị tạm thời ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới.

Tuy nhiên, mặc dù việc sử dụng thuốc uống tiêu sữa Vinafolin được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng nếu bạn quyết định sử dụng thuốc Vinafolin cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Bởi vì, nếu sử dụng không đúng tác dụng, liều dùng thì sẽ dẫn đến tác dụng phụ không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

thuốc tiêu sữa vinafolin
Thuốc Vinafolin giúp tiêu sữa khi mẹ cai sữa cho con

Cách dùng và liều dùng của thuốc Vinafolin

Về cách dùng và liều dùng của thuốc Vinafolin, thì thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và dùng bằng đường uống. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc tiêu sữa, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi vì, liều dùng thuốc cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng sức khỏe và đối tượng sử dụng.

Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo liệu trình sử dụng thuốc Vinafolin như dưới đây:

  • Điều trị thay thế hormone: Dùng Vinafolin 1 viên mỗi ngày.
  • Điều trị suy giảm tuyến sinh dục: Dùng Vinafolin 1 viên x 3 lần.
  • Điều trị tạm thời carcinom tuyến tiền liệt: Dùng Vinafolin 3,4 viên mỗi ngày.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp với trường hợp của bạn.

Bên cạnh tìm hiểu về thuốc Vinafolin, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về trường hợp tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Cách điều trị thế nào cho an toàn?

Chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc Vinafolin

1. Trường hợp chống chỉ định

Thuốc uống tiêu sữa Vinafolin có những chống chỉ định quan trọng mà người dùng cần lưu ý:

  • Thuốc không được dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Không sử dụng thuốc nếu có khả năng dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Người lớn tuổi và người bị suy giảm chức năng thận cũng không nên sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường hoặc viêm tĩnh mạch khối.

Thuốc cai sữa

2. Tác dụng phụ của thuốc tiêu sữa Vinafolin

Thuốc Vinafolin cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng, thời gian điều trị và tình trạng của phụ nữ trước hoặc sau mãn kinh. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc uống tiêu sữa Vinafolin bao gồm:

  • Viêm lợi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Trướng bụng
  • Tăng huyết áp
  • Tăng canxi máu
  • Tăng cân nhanh
  • To vú ở đàn ông
  • Co cứng cơ bụng
  • Tạo cục huyết khối
  • Kích ứng da, rám da, sạm da
  • Nhức đầu hoặc đau nửa đầu
  • Thay đổi về nhu cầu tình dục
  • không dung nạp kính áp giác mạc
  • Phù, đau vú hoặc ấn vào đau, to vú, u vú
  • Chảy máu trong khi sử dụng thuốc, cường kinh, vô kinh, đau bụng kinh

Ngoài ra, khi uống thuốc cũng có một số tác dụng phụ hiếm gặp khác như viêm tĩnh mạch huyết khối, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, khi sử dụng thuốc Vinafolin bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thuốc này cũng chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ trong thời gian không quá một năm.

Nguy cơ mắc bệnh huyết khối và nghẽn mạch do sử dụng Vinafolin sẽ tăng theo tuổi và tình trạng hút thuốc lá. Do đó, phụ nữ trên 35 tuổi nên ngừng hút thuốc lá khi sử dụng thuốc này. Bên cạnh đó, phụ nữ có rối loạn chức năng tim hoặc thận, động kinh, đau nửa đầu, hen hoặc u xơ tử cung cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận khi sử dụng Vinafolin để bệnh không trở nặng.

Lưu ý khi dùng thuốc tiêu sữa Vinafolin

Tuy tác dụng của thuốc tiêu sữa còn phụ thuộc vào từng loại thuốc, đặc điểm cơ thể, chế độ ăn uống và cách sử dụng của mỗi người. Nhưng khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn tuân thủ đúng liều dùng: Quan trọng nhất, mẹ nên tuân thủ đúng liều dùng và luôn liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ xuất hiện.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi rơi vào trường hợp: Mẹ có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như đau dạ dày hoặc các bệnh nguy hiểm như HIV, lao, ung thư,..
  • Để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng: Bạn hãy đến thăm khám và thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng loại thuốc tiêu sữa phù hợp với trường hợp của mẹ.
  • Không cho bé bú sữa mẹ sau khi uống thuốc tiêu sữa: Nếu bạn muốn cho con bú sữa thì nên dùng sữa công thức để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Bạn nên ngừng cho con bú trước khi bắt đầu uống thuốc tiêu sữa từ 4-5 ngày. Vì tác dụng của thuốc sẽ xuất hiện sau khoảng 2 ngày sử dụng và khi nguồn sữa đã đứt thì mẹ nên ngừng uống thuốc.

Có nên cai sữa bằng thuốc Vinafolin không?

Quyết định cai sữa và sử dụng thuốc tiêu sữa là một vấn đề cá nhân và tùy thuộc vào cuộc sống của mỗi người mẹ. Tuy nhiên, việc uống thuốc tiêu sữa Vinafolin cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Một điều quan trọng cần lưu ý là khi uống thuốc tiêu sữa, mẹ không nên cho con bú. Vì thuốc tiêu sữa có chứa nhiều chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng thuốc tiêu sữa vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân.

Những vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc tiêu sữa

uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa

1. Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?

Bạn uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? Sau khi sử dụng thuốc tiêu sữa Vinafolin, sữa mẹ thường sẽ tiêu hết chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày. Thuốc tiêu sữa có tác dụng thay đổi hormone để làm giảm tiết sữa và không thể kích sữa trở lại.

Để sữa quay trở lại, các mẹ có thể tham khảo các phương pháp lấy lại sữa mẹ khác như:

  • Cho con bú thường xuyên.
  • Sử dụng máy hút sữa và bổ sung thực phẩm hỗ trợ.
  • Một số thực phẩm có thể giúp mẹ tăng tiết sữa bao gồm giò heo, rau má, đậu phộng, ngũ cốc, yến mạch, rau khoai lang, rong biển và thì là.

>> Bạn có thể xem thêm: Bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa, nỗi khổ không của riêng ai

2. Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không?

Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Có thể khẳng định rằng, việc uống thuốc sẽ làm tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Thực tế, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc cai sữa cho mẹ sau sinh sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ một cách nhanh chóng. Và do đó, không chỉ thể chất mà ngay cả tinh thần; tâm trạng của người mẹ cũng có ít nhiều thay đổi.

Ngoài ra nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt
  • Tụt huyết áp
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Chán ăn

Lưu ý:

  • Không phải ai uống thuốc cai sữa cũng gặp phải tác dụng phụ: Rất nhiều chị em đã uống và hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
  • Ảnh hưởng của thuốc cai sữa đối với mỗi người là khác nhau: Tùy theo đặc điểm thể chất, chế độ ăn uống, cách sử dụng… của từng người mẹ.

3. Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không? Bạn không nên vắt sữa khi dùng thuốc tiêu sữa. Vì mục đích chính của thuốc tiêu sữa là làm giảm sự sản xuất sữa mẹ. Nếu bạn vắt sữa trong khi sử dụng thuốc tiêu sữa có thể kích thích sự sản xuất sữa mẹ trở lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không? Mẹ đang cai sữa nên lưu ý!

4. Mẹ uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?

Uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không? Khi mẹ đang uống thuốc cai sữa cần tránh tuyệt đối không cho trẻ bú sữa mẹ. Bởi vì, các thành phần trong thuốc có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Những cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa khác

Ngoài dùng thuốc Vinafolin cai sữa, bạn có thể áp dụng các cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa dưới đây:

  • Ăn lá lốt
  • Uống vitamin B6
  • Uống trà xô thơm
  • Tránh kích thích núm vú
  • Giảm dần số lượng cho con bú
  • Đắp lá bắp cải trực tiếp lên bầu ngực

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về thuốc tiêu sữa Vinafolin. Đây là một loại thuốc có thành phần chính của thuốc là Ethinylestradiol – một loại estrogen tổng hợp giúp giảm lượng sữa của mẹ và làm cho quá trình cai sữa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để an toàn cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

1. Weaning: Tips for breast-feeding mothers
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440
Ngày truy cập: 14.6.2021

2. Weaning Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 14.6.2021

3. Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 14.6.2021

4. How to Wean Your Baby From Breastfeeding: 3 Do’s + 4 Don’ts
https://health.clevelandclinic.org/how-to-wean-your-baby-from-breastfeeding-3-dos-and-4-donts/
Ngày truy cập: 14.6.2021

5. WEANING from breastmilk to family food
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/39335/9241542373_eng.pdf?sequence=1&isAllowed=y
Ngày truy cập: 14.6.2021

 

x