Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 26/09/2023

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Mách bạn nguyên tắc cấm kỵ khi đến thăm bà đẻ

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Mách bạn nguyên tắc cấm kỵ khi đến thăm bà đẻ
Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Thắc mắc không biết hỏi ai vì quan niệm kinh nguyệt từ trước đến nay được xem là thứ không mấy sạch sẽ. Do đó, người có kinh nguyệt đi thăm bà đẻ sẽ đem lại nhiều điều xui rủi.

Thực hư chuyện này ra sao? Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

Trước khi tìm hiểu có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không, bạn hãy tìm hiểu về quan niệm về trẻ sơ sinh mắc hơn người có kinh.

Theo quan niệm dân gian, việc phụ nữ có kinh được cho là một sự ô uế. Hơn nữa, khi đến ngày “đèn đỏ”, phụ nữ phải tự giác không đi vào nơi linh thiêng như đền thờ, bàn thờ, miếu hay chùa.

Ngoài ra, do những hiểu biết chưa đầy đủ về y học và sinh lý, con người theo bản năng cho rằng việc có kinh hay chảy máu bất thường là điều không may và phải tránh xa.

Kinh nguyệt là một hoạt động sinh lý bình thường của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt thường thay đổi khi phụ nữ già đi. Một chu kỳ bình thường kéo dài từ 24 – 38 ngày.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

>>Xem thêm: Đầu năm đi thăm bà đẻ có xui không? Câu chuyện nan giải ngày tết đến xuân về!

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không?

Sau khi sinh, bà đẻ phải thực hiện kiêng cữ nhiều thứ để bảo vệ bản thân và con mình khỏi những tổn thương từ môi trường xung quanh.

Nỗi băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không cũng xuất phát từ một trong số những điều kiêng cữ ấy.

Theo đó, nhiều người cho rằng, người có kinh đi thăm bà đẻ sẽ làm em bé khóc liên miên, dễ đau ốm và chậm phát triển. Thế nhưng, đây là những nhận định phi khoa học.

Như vậy, có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Câu trả lời là có nhé, vì điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho mẹ và bé. Tuy vậy, bạn muốn đi thăm bà đẻ và em bé vẫn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để tránh gây hại cho mẹ và con.

có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ

>>Xem thêm: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Biết sớm để đỡ băn khoăn nhé mẹ!

Lưu ý khi đi thăm bà đẻ

Sau khi đã biết “có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ”, bạn hãy theo dõi tiếp phần sau đây để biết những lưu ý khi đi thăm nhé.

1. Những điều nên làm khi đi thăm bà đẻ

1.1 Kiểm tra xem đã tiêm vaccine đầy đủ chưa

Trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ, khiến chúng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Vì lý do này, bất kỳ ai ở gần trẻ sơ sinh (bao gồm cả cha mẹ, anh chị em ruột, người đến thăm) nên đảm bảo tiêm các loại vaccine định kỳ sau đây ít nhất hai tuần trước khi gặp trẻ:

  • Tiêm phòng cúm
  • Vaccine ho gà (được gọi là DTaP cho trẻ em và Tdap cho trẻ lớn hơn và người lớn)

1.2 Chủ động tránh xa nếu bị ốm

Những vị khách có triệu chứng của bất kỳ bệnh như: (ho, cảm lạnh, sốt hoặc các triệu chứng cúm… nên giữ khoảng cách với nhà bà đẻ cho đến khi vị khách đó hồi phục hoàn toàn.

1.3 Rửa tay thường xuyên

Bà đẻ nên yêu cầu khách rửa tay khi đến và trước khi bế trẻ sơ sinh.

1.4 Để bé có không gian riêng

Có thể bà đẻ cảm thấy thoải mái khi có một số khách đến thăm bé, nhưng đối với việc để mọi người bế em bé thì chưa chắc.

1.5 Mang/đeo khẩu trang

Nhất là trong mùa cúm, hoặc đại dịch, bất kỳ ai bế em bé nên đeo khẩu trang.

nên đeo khẩu trang khi thăm bà đẻ

>>Xem thêm: Tại sao bà đẻ phải đi chợ mở hàng sau sinh?

2. Những điều không nên làm khi đi thăm bà đẻ

2.1 Xuất hiện mà không báo trước

Nếu bạn muốn đến thăm thì hãy hỏi kỹ ba mẹ để sắp xếp thời gian cụ thể, chứ không nên tự ý đến mà không hỏi trước.

2.2 Đừng đến với “bàn tay không”

Khách đến thăm nhà có thể mang theo thức ăn. Các bậc làm cha mẹ sẽ vô cùng biết ơn về điều này vì họ thậm chí không thể đặt con xuống 10 giây, nói gì đến việc chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn.

Một số gợi ý cho bạn là: Đồ ăn nhẹ hoặc thẻ quà tặng. Nếu không phải là thức ăn, hãy cố gắng mang theo thứ gì đó hữu ích: tã lót, khăn lau, đồ chơi em bé thích hoặc chất tẩy vết bẩn hoặc yếm dãi dễ thương.

Đừng mang theo hoa! Mặc dù hoa rất đáng yêu, nhưng không hữu ích lắm cho bà đẻ và em bé.

>>Xem thêm: Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Top 12 món quà ý nghĩa nhất cho mẹ và bé

2.3 Ở lại quá lâu

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ đã rõ. Nhưng bạn chú ý khi gặp em bé, chúc mừng cha mẹ, trò chuyện, đề nghị giúp đỡ bằng mọi cách bạn có thể và hãy tranh thủ ra về. Hãy cẩn thận để không ở lại quá lâu vì các bậc cha mẹ cũng quá mệt mỏi với việc chăm sóc em bé và những công việc khác rồi.

không ở lại lâu khi thăm bà đẻ

2.3 Trông chờ vào việc được phục vụ

Tiếp đãi khách đi thăm là một điều nên làm. Tuy nhiên, những bậc cha mẹ không muốn đóng vai là người điều phối buổi gặp hay chờ đợi ai trừ đứa con mới chào đời của họ.

Do đó, khách đến chơi không nên kỳ vọng quá nhiều về việc gia đình bạn đến thăm sẽ làm gì nhiều cho bạn, chẳng hạn như rót nước, mời ăn… Bạn nên chủ động hỏi và “tự phục vụ” khi có thể nhé.

2.4 Đi cùng nhóm đông người

Các bận làm cha mẹ thích khoe con của họ bao nhiêu thì họ cũng không muốn có những vị khách mà họ không mong đợi bấy nhiêu. Ví dụ, bà đẻ có thể đồng ý với việc phô bộ ngực (lúc cho con bú) trước mặt bạn, nhưng không phải trước mặt chồng bạn.

Do đó, bạn đừng xuất hiện với bất kỳ khách bổ sung nào mà không báo trước.

2.5 Làm trái ý

Nếu cha mẹ không muốn khách đến thăm ở bệnh viện, bạn hãy tôn trọng điều này. Tương tự, nếu cha mẹ không muốn có người đến thăm trong vòng 7 ngày sau khi về nhà, bạn nên chờ hết 7 ngày.

2.6 Đăng ảnh em bé lên mạng xã hội mà không xin phép

Nếu đó không phải là con bạn, thì đó không phải là thứ bạn nên đăng tải. Không phải ai cũng chia sẻ mọi khoảnh khắc trên mạng xã hội và có lẽ những bậc cha mẹ này thà giữ đứa con cưng bé bỏng của họ cho riêng mình. Hoặc có thể cha mẹ cảm thấy bức ảnh không đẹp mặc dù bạn nghĩ nó dễ thương.

2.7 Đưa ra lời khuyên nếu không được yêu cầu

Khách chỉ có thể cung cấp kiến thức nuôi dạy con phong phú của mình nếu người mới làm cha mẹ hỏi một câu hỏi cụ thể. Bởi việc đưa ra quá nhiều lời khuyên cho mẹ lúc này sẽ khiến mẹ cảm thấy choáng ngợp.

2.8 Hỏi những câu hỏi mang tính tò mò

Nếu bà đẻ không chủ động chia sẻ chuyện sinh nở của mình, bạn không nên hỏi chi tiết. Do đó, vị khách hãy sẵn sàng chia sẻ câu chuyện sinh nở với bà đẻ khi bà đẻ sẵn sàng nhé.

2.9 Bỏ quên những anh chị của em bé

Nếu em bé mới sinh có anh trai hoặc chị gái, anh trai hoặc chị gái có thể cảm thấy bị lạc lõng vì mọi sự chú ý đều dồn vào người em mới chào đời của mình. Do đó, vị khách hãy thể hiện sự quan tâm của mình với chúng bằng cách nói chuyện, chơi với chúng, thậm chí có thể mang tặng chúng những món quà ý nghĩa (đồ chơi, sách truyện…)

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ. Hy vọng bạn đã nắm được những nguyên tắc tối kỵ khi đi thăm mẹ và bé trong giai đoạn kiêng khem khó khăn này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. When To Let People Visit Your Newborn

https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/the-first-year/when-to-let-people-visit-your-newborn

Truy cập ngày 10/2/2023

2. Sample records for early postpartum women

https://www.science.gov/topicpages/e/early+postpartum+women

Truy cập ngày 10/2/2023

3. Postpartum Care

https://medlineplus.gov/postpartumcare.html

Truy cập ngày 10/2/2023

4. Everything You Need to Know about Breastfeeding as Birth Control 2023 https://www.arhp.org/breastfeeding-lactational-amenorrhea-method/

Truy cập ngày 10/2/2023

5. CPMC Pregnancy and Childbirth Services

https://www.sutterhealth.org/cpmc/services/pregnancy-childbirth

Truy cập ngày 10/2/2023

x