Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có hàng trăm nỗi lo khác nhau đổ lên đầu mẹ sau khi sinh. Đó không chỉ là chuyện cho con bú ra sao, ở cữ thế nào mà còn phải đối phó với những căn bệnh từ tác dụng phụ của quá trình mang nặng đẻ đau. Điển hình nhất là chứng đau dây chằng sau sinh.
Rất nhiều bệnh khác nhau xuất phát trừ triệu chứng đau dây chằng. Trong đó có vấn đề đau xương chậu, đau thắt lưng cột sống và đau lưng. Đây đều là chứng bệnh không thể điều trị dứt điểm ngay mà yêu cầu mẹ phải sống chung một thời gian, chữa trị từ từ mới mang lại hiệu quả dài lâu.
Xương chậu trong cấu trúc cơ thể con người được ví như tấm bạt lò xo vì có thể co giãn. Trong thời giang 40 tuần thai và sinh con, xương chậu phải làm việc tích cực vì bụng bầu ngày một lớn hơn. Sau sinh, xương chậu sẽ trở lại vị trí ban đầu nhưng dưới tác động của thời gian dài mang thai, các môi, cơ ở đây sẽ nhão và yếu hơn.
Giai đoạn chuyển dạ và sinh con, khung xương chậu co giãn cho phép đầu bé lọt ra khỏi tử cung và đi ra ngoài an toàn. Điều này vô tình có thể để lại vết tâm tín, sưng tấy và đau nhức cho mẹ. Cũng thời điểm này, các dây thần kinh kết nối với các cơ sàn chậy cũng sẽ phải kéo giãn. Điều này có thể làm cho khu vực giữa âm đạo và hậu môn cảm thấy bị tê liệt.
Xương chậu sẽ đau hơn sau sinh nếu:
Nếu cảm thấy cơ thể khó chịu ở vùng xương chậu sau sinh, mẹ nên đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác mức độ tổn thương và quyết định xem nên dùng phác đồ điều trị nào là thích hợp nhất.
Cụ thể, mẹ có thể phải tập các bài vật lý trị liệu hằng tuần để giải phóng điểm đau, xoa dịu vùng hạn chế hoặc tập theo các bài huấn luyện của bác sĩ tại nhà để giúp thư giãn các cơ bị căng và gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ yếu. Việc điều trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ mẹ bị đay nhẹ hay nặng.
Đau thắt lưng cột sống sau sinh là căn bệnh phổ biến. Nguyên nhân do quá trình mang thai có những thay đổi trong nội tiết. Các thay đổi có thể làm lỏng các khớp và dây chằng, xương chậu, cốt sống… Mẹ sau sinh thường bị giãn dây chằng 2-3 tháng mới khỏi vì nội tiết chưa khôi phục được tình trạng cân bằng.
Với những mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ có gây tê tủy sống để giảm đau thì biến chứng thường gặp nhất là đau lưng. Ngoài ra, các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thì cũng gây ra triệu chứng đau lưng.
Một nguyên nhân nữa được các nhà khoa học chỉ ra là do mẹ cho con bú sai tư thế. Việc người mẹ thường tìm cách để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng.
Để hạn chế những cơn đau lưng sau sinh, mẹ có thể:
Với những tổn thương như đau dây chằng sau sinh, các mẹ nên tham khảo cách chữa từ các thảo dược thiên nhiên an toàn như ngải cứu, gừng, lá lốt,… Không nên quá lạm dụng thuốc Tây sẽ gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm. Trường hợp đau nặng, không thể di chuyển bình thường thì cần đến bệnh viện kiểm tra.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.