Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Tường Vi
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 27/11/2024

Khi nào mẹ không nên cho con bú để đảm bảo an toàn cho con?

Khi nào mẹ không nên cho con bú để đảm bảo an toàn cho con?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và quý giá, tuy nhiên cũng sẽ có một vài trường hợp mẹ sẽ không nên cho con bú.

Vậy khi nào không nên cho con bú sữa mẹ để bảo vệ con? Nội dung bài viết tập trung giải đáp thắc mắc cho mẹ về một số trường hợp mà mẹ sẽ không nên cho con bú.

Những yếu tố đến từ mẹ

Một số tình huống mẹ nên hạn chế hoặc ngừng cho con bú.

Mẹ mắc các bệnh suy nhược nghiêm trọng

Nếu bạn bị bệnh tim, thận, thiếu máu nặng hoặc quá nhẹ cân, sức khỏe sẽ không đủ để sản xuất sữa chất lượng. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án tốt nhất.

Mẹ bị viêm gan A hoặc B

Bạn vẫn có thể cho con bú khi bị viêm gan A hoặc B nhưng chỉ sau khi bé được uống gamma globulin (đối với mẹ bị viêm gan A) hoặc sau khi bé được uống gamma globulin và được chủng ngừa các vắc xin viêm gan B (đối với mẹ bị viêm gan B).

Mẹ bị nhiễm khuẩn mà chưa được điều trị hoặc không được điều trị

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu mẹ cho con bú khi đang nhiễm HIV/AIDS, vì bệnh này có thể được truyền qua chất dịch của cơ thể, bao gồm cả sữa mẹ. Tương tự, nhiễm HTLV-1, loại siêu vi khuẩn ảnh hưởng đến bạch huyết cầu. Đây cũng là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV.

Mẹ phải dùng thuốc thường xuyên

Một số loại thuốc bạn sử dụng có thể truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé, như thuốc chống ung thư, thuốc tuyến giáp, thuốc hạ huyết áp, lithium, thuốc ngủ hoặc an thần. Thậm chí, một số thuốc kháng sinh như penicillin cũng cần tránh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian cho con bú.

Mẹ đang sử dụng các chất kích thích

Các chất như ma túy, cần sa, heroin, thuốc an thần và thuốc lá đều gây hại trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu bạn thỉnh thoảng uống một ly rượu, hãy đảm bảo chờ ít nhất hai giờ sau khi uống mới bắt đầu cho con bú. Tuy nhiên, với mẹ sử dụng thuốc lá hoặc thường xuyên uống bia rượu, không cho con bú là điều tốt nhất để đảm bảo an toàn tối đa cho bé.

Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc

Nếu bạn làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất độc hại, hãy đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn.

Tuyến vú của mẹ không phát triển đầy đủ

Dù kích thước bầu vú không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú, nhưng tuyến vú phát triển không đầy đủ hoặc tổn thương dây thần kinh cảm giác ở núm vú do chấn thương hay phẫu thuật có thể khiến việc cho bé bú gặp khó khăn. Trong trường hợp này, bạn nên tham vấn các chuyên gia để đảm bảo bé được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ.

Một số trường hợp khác

Bạn cần cân nhắc tạm dừng cho con bú khi gặp các trường hợp bao gồm áp xe vú, nứt đầu vú, sốt rét, hoặc khi mẹ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tạm thời ngừng cho con bú trực tiếp (nhưng vẫn có thể cho con bú sữa mẹ đã vắt ra) trong các trường hợp sau:

  • Bị bệnh lao mà chưa được điều trị: Sau khi điều trị bệnh lao được 2 tuần và bác sĩ xác nhận mẹ không còn lây nhiễm, mẹ có thể cho con bú trực tiếp.
  • Bị thủy đậu trong khoảng thời gian 5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau sinh.
Không nên cho cho con bú, những vấn đề thuộc về mẹ
Nếu mẹ đang phải đối diện với một trong các vấn đề trên thì mẹ không nên cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Những yếu tố đến từ trẻ

Một số trẻ sơ sinh có thể mắc phải các bệnh khiến cho việc bú mẹ trở nên khó khăn, va dưới đây là 2 vấn đề mà nếu xảy ra với bé thì mẹ sẽ không nên cho bé bú mẹ (hoặc bé không thể bú mẹ).

Bé bị rối loạn trao đổi chất

Trẻ mắc bệnh Phenylketon niệu (PKU) cần được bổ sung dinh dưỡng bằng sữa công thức không chứa phenylalanine. Mẹ có thể kết hợp việc cho bé uống sữa công thức với bú mẹ, miễn là nồng độ máu của bé được theo dõi sát sao và lượng sữa được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, còn có bệnh rối loạn chuyển hóa galactose (tỷ lệ 1/50.000 trẻ sơ sinh mắc phải) sẽ khiến bé không thể tiêu hóa được sữa mẹ hay sữa bò. Trong trường hợp này, bé cần được ăn theo chế độ đặc biệt không chứa lactose và galactose.

Bé bị sứt môi hở hàm ếch

Nếu bé bị hở môi, bé vẫn có thể bú mẹ bằng cách sử dụng thiết bị hỗ trợ đặc biệt. Bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất. Trong thời gian chờ phẫu thuật (thường diễn ra trong những tuần đầu sau sinh), bạn có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa.

Trẻ bị hở hàm ếch
Trẻ bị hở hàm ếch là một trong những hiện tượng cấu trúc hàm của bé bị biến dạng, gây ra cho bé nhiều khó khăn trong việc bú, mút và ăn uống sau này

Kết luận

Việc cho con bú là điều thiêng liêng, nhưng trong một số trường hợp, không nên ép bản thân nếu sức khỏe mẹ hoặc bé không cho phép. Dù nuôi bé bằng sữa mẹ hay sữa công thức, điều quan trọng nhất là đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho bé yêu.

Với những thông tin trên, MarryBaby hy vọng đã giải đáp được cho mẹ câu hỏi khi nào thì không nên cho con bú. Nếu gặp phải những vấn đề như trên mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ mẹ nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Contraindications to Breastfeeding
Ngày truy cập: 24/11/2024
https://www.cdc.gov/breastfeeding-special-circumstances/hcp/contraindications/index.html

Are there any special conditions or situations in which I should not breastfeed?
Ngày truy cập: 26/11/2024
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/breastfeeding/conditioninfo/special-conditions

Situations Where Breastfeeding is Contraindicated or Not Advisable
Ngày truy cập: 26/11/2024
https://www.health.ny.gov/diseases/aids/providers/testing/perinatal/breastfeeding_policy.htm

Common breastfeeding problems
Ngày truy cập: 26/11/2024
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-problems/common-problems/

Reasons why you might not breastfeed – and why that’s okay
Ngày truy cập: 26/11/2024
https://www.babycenter.com/baby/formula-feeding/reasons-why-you-might-not-breastfeed-and-why-thats-okay_8485

x