Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 22/11/2024

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ hiệu quả

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ hiệu quả
Sau khi sinh m hay còn gọi là phẫu thuật mổ lấy con, các mẹ thường phải ở lại viện khoảng 3 ngày để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm đau và phục hồi của các mẹ trước khi về nhà.

Sau khi sinh mổ mẹ bầu thường cảm thấy thế nào mà cần phải ở lại bệnh viện theo dõi? Đồng thời mẹ bầu cần làm gì để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu.

Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ, các mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng hoặc ngứa do thuốc gây tê. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khác là: khí hư ra nhiều, chảy máu âm đạo, đau bụng, đau ngực, rụng tóc, rạn da, tâm trạng thay đổi, chủ yếu là cảm xúc buồn bã.

Vào khoảng thời gian đầu, mẹ có thể có cảm giác đau kiểu chuột rút, đây là hiện tượng đau dạ con sau sinh. Bên cạnh đó, bàng quang của mẹ (thường dính vào tử cung) có thể bị bầm nhẹ do phẫu thuật. Điều này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến việc bạn phải thường xuyên đi tiểu do bàng quang không thể chứa được nhiều nước tiểu.

Một vấn đề nữa mà các mẹ bầu sau khi sinh mổ cũng thường gặp là tình trạng thoát khí. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhất là khi vị trí khí thoát ra gần dưới vết mổ.

Mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, đa số là các triệu chứng thường gặp.
Mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, đa số là các triệu chứng thường gặp.

Nên làm gì để hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ?

Mẹ bầu thường cần từ 4 – 6 tuần để phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ. Trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ cho uống các loại thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường chỉ có tác dụng tạm thời, nên việc phục hồi sức khỏe vẫn phụ thuộc nhiều vào mẹ bầu và người thân trong quá trình chăm sóc.

Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý để phục hồi sức khỏe sau sinh:

  • Đi đứng cẩn thận, chú ý quan sát để tránh kéo căng vết mổ, nhất là khi đi lên đi xuống cầu thang.
  • Nếu có điều kiện nghỉ ngơi, mẹ bầu chịu khó nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá mức cũng như tránh khuân vác các vật nặng.
  • Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ, hoặc đến khám sớm nếu xuất hiện các tình trạng như: vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, đau bụng khó chịu, đau bắp chân, tê chân…
  • Trong thời gian phục hồi sau khi sinh, bạn cũng có thể thấy mệt mỏi. Phụ nữ sinh mổ thường hồi phục lâu và khó hơn sinh thường. Vì thế bạn có thể sẽ cần người hỗ trợ chăm sóc em bé trong thời gian này, người đó có thể là chồng bạn, mẹ ruột, mẹ chồng hoặc một người giúp việc.
    Bạn nên tập trung nghỉ ngơi để có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ.
    Bạn nên tập trung nghỉ ngơi để có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ.

    Cho con bú sau khi sinh mổ

    Các mẹ sinh mổ thường gặp nhiều trở ngại trong việc cho con bú hơn so với các mẹ sinh thường. Những trở ngại có thể kể đến bao gồm:

    • Sữa mẹ về chậm: Quá trình sinh mổ có thể làm chậm việc tiết sữa, khiến mẹ cảm thấy lo lắng về việc cung cấp đủ sữa cho con.
    • Đau từ vết mổ: Cơn đau sau phẫu thuật có thể làm mẹ khó khăn trong việc tìm tư thế cho con bú thoải mái, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
    • Tiếp xúc da kề da bị trì hoãn: Sau sinh mổ, việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé có thể bị trì hoãn, làm giảm kích thích tiết sữa và ảnh hưởng đến việc cho con bú.
    • Tâm lý căng thẳng: Sinh mổ có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho mẹ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa và khả năng cho con bú hiệu quả.
    Theo nghiên cứu của Trường Đại học Calgary Canada, đăng tải trên PubMed, nghiên cứu phát hiện ra rằng, các mẹ sinh mổ nhìn chung có tỷ lệ gặp khó khăn trong việc cho con bú cao hơn sinh thường.
    Bạn cân nhắc đến gặp bác sĩ để xin tư vấn nếu gặp một số tình trạng liên quan đến việc cho con bú

    Các câu hỏi thường gặp

    Cách ngồi dậy sau sinh mổ?

    Đầu tiên, mẹ hãy nằm ngửa và co gối lại. Sau đó, bạn nghiêng nhẹ người sang một bên (bên thuận), và nằm yên từ 2-5 phút để cơ thể quen với tư thế này. Rồi chắp hai bàn tay lại hoặc co tay thuận đặt lên ngang vai.

    Đồng thời chống bàn tay phía trên cùng khuỷu tay phía dưới xuống giường, dồn lực vào đó để bạn có thể từ từ nâng phần thân trên dậy. Sau khi duỗi chân, bạn xoay người nhẹ nhàng và dựa vào thành giường. Mẹ bầu cũng có thể kê gối tựa để ngồi thoải mái hơn.

    Sinh mổ kiêng ăn những gì?

    Sau khi sinh mổ, bạn sẽ phải uống nước trong 8 tiếng trước khi bắt đầu ăn nhẹ. Tuy nhiên bạn nên tránh những thực phẩm sau đây để phục hồi nhanh hơn:

    • Thức uống có ga
    • Các món ăn có bơ
    • Thực phẩm gây táo bón
    • Thức ăn cay và nóng
    • Rượu và thức uống có cồn
    • Thức ăn nguội, chưa nấu chín
    • Thức ăn lên men, chiên rán và thức ăn nhanh
    • Thức uống có caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực.

    Kết luận

    Mẹ bầu sinh mổ thường cần nhiều thời gian để phục hồi hơn, thế nên bản thân mẹ bầu hãy cố gắng và nhờ sự giúp sức từ gia đình nhé.. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn được những thông tin giá trị và hữu ích.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Recovery After Caesarean Section. http://www.aboutkidshealth.ca/En/ResourceCentres/PregnancyBabies/GivingBirth/ThePostpartumPeriod/Pages/Recovery-After-Caesarean-Section.aspx.

    Ngày truy cập: 20/11/2024

    C-Section Recovery

    https://www.webmd.com/baby/recovery-after-c-section 

    Ngày truy cập: 20/11/2024

    Recovery-Caesarean section

    https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/

    Ngày truy cập: 20/11/2024

    C-section vs. vaginal birth: the difference and which is best for you

    https://www.themotherbabycenter.org/blog/2023/04/c-section-vs-vaginal-birth/ 

    Ngày truy cập: 20/11/2024

    The impact of caesarean section on breastfeeding initiation, duration and difficulties in the first four months postpartum 

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4847344/ 

    Ngày truy cập: 20/11/2024

    x