Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất nhiều máu sau khi sinh con. Nếu như trung bình, mẹ chỉ cần mất không quá 500ml máu khi sinh thường và không quá 1000ml máu khi sinh mổ. Thì khi bị băng huyết, mẹ bị mất máu một cách ồ ạt hoặc âm thầm, dẫn đến tụt huyết áp, suy các cơ quản và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân bị băng huyết là do các mạch máu của tử cung tại vị trí gắn với bánh nhau không được siết chặt hoặc do một vết thương nào đó tại tử cung, âm đạo,… không cầm máu được dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
Những sản phụ nằm trong nhóm người sau đây có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh:
Sau sinh, tử cung co cứng lại làm tắc mạch sinh lý giúp cầm máu sau sổ rau. Vì lý do nào đó, quá trình này không diễn ra hoặc kém hiệu quả dẫn đến tình trạng đờ tử cung. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến băng huyết sau sinh.
Một số thai phụ có nguy cơ đờ tử cung cao như đa thai, đa ối, chuyển dạ quá nhanh hoặc quá lâu, u xơ tử cung, thai phụ gây mê, nhiễm trùng ối,…
Thông thường, khi sinh xong, bánh sau sẽ tự bong tróc và được tống ra bên ngoài. Nhưng nếu rau không được bong tróc và lấy ra hết sẽ dẫn đến tình trạng sót rau.
Những thai phụ có rau cài răng lược, rau tiền đạo, sinh non, bánh rau phụ, u xơ tử cung, nạo hút buồng tử cung,… rất dễ bị sót nhau khi sinh con.
Đã từng có các phẫu thuật ở tử cung như sinh mổ, bóc u xơ làm tăng nguy cơ bị rách hoặc nứt tử cung khi chuyển dạ. Điều đó có thể khiến mẹ bầu bị băng huyết sau sinh.
Tình trạng băng huyết do vết rách sâu ở cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn,… thường gặp ở một số thai phụ đẻ khó như đẻ ngôi mông, chẩm thế sau, đẻ nhanh, đẻ cần dùng dụng cụ hỗ trợ, thai quá to,…
Người có tiền tử mắc bệnh lý đông cầm máu như tiểu cầu thấp, thiếu nhiều yếu tố đông máu hay do bệnh lý thứ phát như rau bong non, thai chết lưu, tắc mạch ối,… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
Ngoài ra, mẹ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn nếu:
Dấu hiệu bị băng huyết sau sinh 1 tháng, dấu hiệu của băng huyết sau sinh , dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ hay dấu hiệu băng huyết sau sinh 1 tháng gồm những triệu chứng sau:
Sau sinh, cơ thể người mẹ tống xuất mô niêm mạc tử cung kèm theo máu còn sót lại gọi chung là sản dịch. Sản dịch sẽ đào thải ra bên ngoài từ 2 – 4 tuần sau sinh, sau đó loãng dần và ít đi. Tuy nhiên, nếu lượng sản dịch chảy ra không hề giảm bớt hay loãng đi sau một vài ngày thì chính là dấu hiệu băng huyết sau sinh.
Mất nhiều máu gây tụt huyết áp và suy nhược cơ thể như nhìn mờ, ớn lạnh, ẩm nhớt mồ hôi, da nhợt nhạt, tái sắc, mạch đập nhanh, suy giảm nhận thức, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lờ đờ muốn xỉu,… là những dấu hiệu dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ mẹ cần chú ý.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu sau cũng “cảnh báo” mẹ đang có nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Đó là:
Trong một vài trường hợp, máu không trực tiếp chảy ra ngoài khiến cho mẹ không nhận biết được. Tuy nhiên, bạn cần nghĩ đến băng huyết sau sinh nếu có một trong các triệu chứng kể trên.
Đôi khi băng huyết sau sinh xảy ra muộn, tức không xuất hiện ngay sau khi sinh, mà vài ngày sau đó, hoặc thậm chí 1-2 tháng sau sinh. Nguyên nhân do: ứ dịch tử cung nhiều, sót nhau, nhiễm trùng tử cung khiến cơ tử cung mềm nhão gây chảy máu.
Vì băng huyết sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào cho nên mẹ không được chủ quan. Thay vào đó, cần tuân thủ những điều sau đây để có thể phòng ngừa băng huyết sau sinh một cách tốt nhất:
Hy vọng, những dấu hiệu băng huyết sau sinh MarryBaby chia sẻ giúp chị em trang bị tốt hơn những hiểu biết cần có về giai đoạn sau sinh và phục hồi sức khỏe.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Postpartum Hemorrhage
https://www.chop.edu/conditions-diseases/postpartum-hemorrhage
Ngày truy cập: 28/02/2022
Postpartum Hemorrhage
https://www.marchofdimes.org/pregnancy/postpartum-hemorrhage.aspx
Ngày truy cập: 28/02/2022
Postpartum Hemorrhage: Causes, Risks, Diagnosis & Treatment
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22228-postpartum-hemorrhage
Ngày truy cập: 28/02/2022
Postpartum Hemorrhage: Prevention and Treatment
https://www.aafp.org/afp/2017/0401/p442.html
Ngày truy cập: 28/02/2022
Risk factors for postpartum hemorrhage: can we explain the recent temporal increase?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21846436/
Ngày truy cập: 28/02/2022