Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/01/2018

11 mâm cơm ở cữ, nấu nhanh, đủ chất, gọi sữa về "ồ ạt"

11 mâm cơm ở cữ, nấu nhanh, đủ chất, gọi sữa về "ồ ạt"
Ở cữ đừng chỉ ăn mỗi móng giò hầm đu đủ, thịt heo kho nghệ ngay canh rau ngót thịt bằm... Sinh con nay đã khác xưa, chuyện kiêng cữ ăn uống cũng vậy. Tham khảo ngay 11 mâm cơm ở cữ để biến tấu bữa ăn tháng cữ ngon miệng.

Từ ngày có mạng xã hội, không biết bao chuyện dở khóc dở cười về mâm cơm ở cữ của các mẹ sau sinh. Có mẹ được phục vụ từ A-Z bởi mẹ chồng đảm, cơm ngon canh ngọt, muốn gì được ăn nấy không phải kiêng cữ. Cũng có mẹ ăn kham khổ tới mức than trời. Lời khuyên từ bác sĩ luôn khuyến khích mẹ ăn uống đủ chất không kiêng kem quá mức.

4 nhóm dinh dưỡng không thể thiếu dù ở cữ

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh chế độ ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm:

  • Chất đạm: Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…
  • Chất béo: Ngoài các thực phẩm nhiều chất béo, nên sử dụng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
  • Chất bột đường: Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng. Với tinh bột nên ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún và bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem lạnh…
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…, hoặc các loại củ quả có màu đỏ, màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ…

Lưu ý để nấu cơm ở cữ “chuẩn không cần chỉnh”

Dù được ăn thoải mái 4 nhóm chất trên nhưng phương thức chế biến món ăn cho bà đẻ cũng có những lưu ý nhất định:

  • Món ăn trong thời gian ở cữ phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa.
  • 1-2 ngày đầu sau sinh nên ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp, mì, trứng gà…
  • Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Có thể bổ sung thức ăn giàu năng lượng như canh gà, xương
  • Với mẹ rạch tầng sinh môn nên chia nhỏ bữ ăn 5-6 lần/ngày trong tuần đầu
  • Sinh mổ thì hệ tiêu hóa đã hồi phục sau 24 có thể áp dụng chế độ ăn từ lỏng – đặc
  • Với mẹ sinh mổ chưa đánh hơi được không nên ăn: cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía… mà chỉ nên ăn cháo loãng, những món khó tiêu và thực phẩm lên men không hề tốt cho vết mổ lại khiến mẹ thêm khó chịu.
  • Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường, có thể ăn chế độ bình thường.

Sau sinh kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm cay: Trong vòng 6 tháng sau sinh không nên ăn thực phẩm cay nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ.
  • Loại bỏ caffein: Chỉ với một lượng nhỏ đồ uống có caffein cũng có thể gây khó ngủ cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ
  • Thực phẩm nhiều mỡ: Các món này có hàm lượng calo cao, nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu mỡ cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
  • Quả bơ: Loại quả này có thể gây dị ứng cho trẻ
  • Thực phẩm nặng mùi: Những gia vị như tỏi, cà ri có thể tồn tại rất lâu trong sữa mẹ và làm trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí bỏ bú vài ngày.

Đọc kỹ nhứng lưu ý trên mà chuẩn bị tham khảo ngay 11 mâm cơm ở cữ đủ chất sau nhé:

mâm cơm ở cữ

mâm cơm ở cữ 1

mâm cơm ở cữ 2

mâm cơm ở cữ 3

mâm cơm ở cữ 4

mâm cơm ở cữ 5

mâm cơm ở cữ 6

mâm cơm ở cữ 8

mâm cơm ở cữ 9

mâm cơm ở cữ 10

mâm cơm ở cữ 11

Nếu không tự nấu mâm cơm ở cữ mẹ hoàn toàn có thể đưa ra gơi ý này nhờ bà nội, ngoại hay ông xã chế biến nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x