Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như giúp mẹ về sữa, có sữa cho con bú nhanh hơn. Hiện nay ngoài dân gian vẫn còn quan niệm ăn thịt lợn sề mất sữa, ăn thịt lợn sề hại sức khỏe khiến các mẹ sau sinh lo lắng, không biết có nên ăn loại thịt này hay không. Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm lắng nghe giải đáp từ chuyên gia xem bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không mẹ nhé!
Thịt lợn sề là phần thịt có màu đỏ, độ dai giống thịt bò, được lấy từ những con lợn đã không còn khả năng sinh đẻ. Do chúng được nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên bên trong thịt có thể vẫn còn các chất tăng trọng chưa được đào thải hết.
Nhiều người cũng rất băn khoăn thịt lợn sề có độc không. Nhìn chung, việc ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ hấp thụ phải các hóa chất tăng trọng bên trong cơ thể lợn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cho thấy ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ mất sữa sau sinh. Bên cạnh đó, cách chế biến thịt lợn sề nhìn chung cũng giống như cách chế biến thịt lợn thông thường nên mẹ vẫn có thể chọn thịt lợn sề.
Vị lợn sề đã không còn khả năng sinh sản và cũng là loại lợn già nên có thể nói là hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn sề nếu so sánh với thịt lơn , thịt heo thông thường sẽ không còn hàm lượng dinh dưỡng cao. Thịt lợn sề cũng chứa nhiều cholesterol có thể khiến mẹ tăng cân sau sinh. Do đó, để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ sau sinh và sự phát triển của trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nên chú ý tìm kiếm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để có thể bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu.
>>> Mẹ có thể đọc thêm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt
Mẹ cần chọn phần thịt lợn sề tùy thuộc vào món ăn mà gia đình đang muốn ăn để hương vị ngon phù hợp. Có thể kể đến như:
>>> Mẹ cần đọc thêm: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránh
Thiếu sắt có thể khiến mẹ mệt mỏi, không đủ sức khỏe để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất. Hơn nữa, thiếu sắt cũng làm chậm sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời.
Thay vì thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, mẹ có thể nên chọn thịt bò nạc thì sẽ không phải băn khoăn suy nghĩ vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt bò rất nhiều và bổ dưỡng. Do đó, khi đang cho con bú, mẹ đừng quên dùng thịt bò nạc để thường xuyên bổ sung hàm lượng sắt cần thiết mẹ nhé!
Cá hồi giúp cung cấp DHA tốt cho tâm trạng của mẹ, giúp mẹ hạn chế được tình trạng trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ mắc phải hội chứng baby blues. Bên cạnh đó, DHA còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của bé.
Khi ăn cá hồi, mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên ăn khoảng khoảng 340g/tuần bởi bên trong cá hồi vẫn có chứa thuỷ ngân dù chỉ ở mức thấp.
Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng để có thể chăm sóc bé yêu trong cả ngày dài. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp mẹ bổ sung thêm các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu để có sức khỏe tốt hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ trong những tháng đầu đời.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh
Trong thực đơn ăn uống của mẹ hằng ngày không thể thiếu rau xanh bởi rau có hàm lượng vitamin A, vitamin C, canxi và chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, rau cũng có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ có thể không cần thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, thay vào đó, mẹ hãy chọn dung nạp ngay các loại rau xanh thì bảo đảm sẽ tốt cho sự hồi phục và chất lượng sữa cho mẹ và lợi cho em bé.
Nếu ăn chay, mẹ sẽ không cần lo lắng các vấn đề như bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. Tuy nhiên, việc làm sao để bổ sung lượng đạm cần thiết cho bé khi mẹ đang cho con bú lại ăn chay luôn là nỗi lo của các mẹ bỉm.
Mẹ có thể thường xuyên thêm các loại đậu vào trong thực đơn ăn uống của mình bởi các loại đậu không chỉ giúp mẹ bổ sung đạm mà còn cung cấp sắt và protein thay thế cho các loại thực phẩm làm từ động vật khác.
Bánh mì và mì ống giúp cung cấp axit folic – một dưỡng chất cần thiết trong sữa mẹ để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm sắt và chất xơ có lợi đối với sự phục hồi của mẹ trong giai đoạn đầu sau khi vượt cạn.
Phụ nữ cho con bú sẽ cần nhiều vitamin C hơn bình thường. Cam và các loại trái cây họ cam quýt có thể giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu về lượng vitamin C cần hấp thụ hằng ngày. Mẹ có thể lựa chọn cam, quýt, bưởi,… tùy theo sở thích của mình mẹ nhé!
Những lời truyền tai nhau rằng ăn thịt lợn sề mất sữa đã khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. MarryBaby đã cùng mẹ giải mã thắc mắc rồi đấy. Đừng quá lo lắng, căng thẳng vì điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. Thay vào đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Những thực phẩm tốt cho phụ nữ cho con bú – Mẹ lợi sữa con khỏe mạnh
https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/chu-de-sau-sinh-khac/12-sieu-thuc-pham-phu-nu-cho-con-bu-khong-the-bo-qua/
Ngày truy cập: 20/01/2022
2. Diet and Exercise After Pregnancy
https://www.parenthelp123.org/pregnancy/after-pregnancy/postpartum-nutrition/
Ngày truy cập: 20/01/2022
3. Maternal food restrictions during breastfeeding
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5383635/
Ngày truy cập: 20/01/2022
4. Nutrition During Pregnancy
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/nutrition-during-pregnancy
5. Limit red and processed meat