Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 26/09/2023

Cách hầm bồ câu cho bà đẻ - Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Cách hầm bồ câu cho bà đẻ - Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh
Chim bồ câu vừa ngon vừa bổ dưỡng, đặc biệt tốt với phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hầm bồ câu cho bà đẻ.

Các món ăn chế biến từ thịt bồ câu chứa nhiều dưỡng chất cho phụ nữ mang thai và sau sinh, món bồ câu hầm là một trong số đó. Hãy để MarryBaby mách bạn cách hầm bồ câu cho bà đẻ dễ đến mức “ai cũng có thể làm được” nhé.

Lợi ích của thịt bồ câu với bà đẻ

Trước khi tìm hiểu cách hầm bồ câu cho bà đẻ, mẹ nên biết lợi ích của thịt bồ câu với bà đẻ như thế nào. Trong thịt bồ câu chứa 24% protein (không phải thực phẩm nào cũng có lượng protein lớn như vậy) và 0,3% chất béo. Bên cạnh đó, thịt bồ câu còn chứa một lượng lớn các loại vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Thịt chim bồ câu dễ tiêu hóa hơn và giá trị dinh dưỡng cao gấp 9 lần so với thịt gà, thịt bò. Vì thế, không ít người tìm kiếm “cách hầm bồ câu cho bà đẻ” đã hiểu được những lợi ích to lớn mà loại thịt này mang lại cho sức khỏe cho mẹ sau sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Nhanh tay bỏ túi 6 cách chế biến tim lợn cho bà đẻ bồi bổ, đầy thơm ngon

1. Mau phục hồi vết thương

Thịt chim bồ câu nếu được nấu đúng cách sẽ giữ được lượng collagen rất cao, vì thế giúp người có vết thương hở trên da mau hồi phục hơn. Điều này đặc biệt cần thiết với người sau phẫu thuật như phụ nữ sinh mổ.

Thêm vào đó, thịt bồ câu còn chứa các axit amin và khoáng chất giúp cơ thể tổng hợp protein, tái tạo tế bào hồng cầu và năng lượng để cơ thể nhanh phục hồi các chức năng vật lý.

cách hầm bồ câu cho bà đẻ, bà đẻ ăn thịt chim bồ câu để phục hồi vết thương sau sinh

2. Bổ não và tăng cường trí nhớ

Không phải tự nhiên món cháo dinh dưỡng bồ câu được nhiều bậc cha mẹ đưa vào nhiều trong các bữa ăn của trẻ. Thịt bồ câu chứa phospholipid, có tác dụng kích thích, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào mô, làm chậm quá trình lão hóa hệ thần kinh.

Do đó, mẹ sau khi trở lại công việc từ thai sản hoặc trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên nghiên cứu các cách chế biến các món từ thịt bồ câu, đặc biệt là cách hầm bồ câu cho bà đẻ.

>>Bạn có thể quan tâm: Chuyên mục giải đáp: Sau sinh ăn bắp luộc được không?

3. Dưỡng nhan và tăng cường sinh lực

Theo kết quả nghiên cứu, lượng chondroitin trong thịt bồ câu tương đương với nhung hươu và chất này giúp mang lại thần sắc khỏe mạnh, da dẻ hồng hào cho mẹ. Ngoài ra, mẹ và bố có thể muốn “yêu nhiều hơn” nếu ăn thịt bồ câu vì lượng chondroitin sẽ giúp cơ thể tăng cường sinh lực.

>>Bạn có thể quan tâm: Các loại sữa tươi tốt cho mẹ sau sinh không thể bỏ qua

Cách hầm bồ câu cho bà đẻ

cách hầm bồ câu cho bà đẻ

Nắm được những lợi ích thần kỳ mà thịt bồ câu mang lại cho cơ thể, có lẽ mẹ rất tò mò về cách hầm bồ câu cho bà đẻ. Thực tế, có rất nhiều cách chế biến món ăn từ thịt bồ câu thơm ngon nhưng trong bài viết này, MarryBaby chỉ giới hạn cách hầm bồ câu cho bà đẻ.

1. Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng thuốc Bắc

Món ăn này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng để giữ ấm cho cơ thể, tránh khỏi nhiễm lạnh sau sinh.

Nguyên liệu

  • 1 con chim bồ câu
  • 30g hạt sen khô
  • 10 cái nấm hương khô
  • 5 quả táo tàu
  • 1 thìa rượu trắng
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 30g ngải cứu
  • 5g ý dĩ
  • 5g kỷ tử
  • Mắm, muối, bột ngọt

Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng thuốc Bắc

  • Bước 1: Chim bồ câu đã sơ chế sạch sẽ được thui qua lửa để lớp da có màu vàng, có mùi thơm.
  • Bước 2: Đun sôi 1 nồi nước nhỏ, cho rượu và gừng vào, cho chim bồ câu đã sơ chế sạch vào, đun sôi tiếp để loại bỏ bọt và tiết. Sau đó vớt chim ra một bát lớn, để riêng một bên.
  • Bước 3: Nấm hương, hạt sen rửa sạch và ngâm trong nước ấm cho mềm. Ngải cứu rửa sạch, nắm chặt trong lòng bàn tay để loại bỏ nước, sau đó nhồi vào bụng chim bồ câu.
  • Bước 4: Chuẩn bị một nồi hầm nhỏ chứa vừa con chim (có thể dùng cặp lồng), cho nấm hương, hạt sen, táo tàu, ý dĩ, kỳ tử vào, đổ thêm khoảng 300ml nước, sau đó nêm mắm, muối, bột ngọt vừa với khẩu vị. Đặt chim bồ câu vào và đậy nắp kín. Đun cách thủy khoảng 30-40 phút là có thể ăn được.

Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng thuốc Bắc đạt chuẩn là khi thịt bồ câu chín mềm, nước trong, ngọt thanh, hạt sen, ý dĩ chín mềm, thơm mùi nấm và táo tàu mẹ nhé.

cách hầm bồ câu cho bà đẻ

2. Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng ngải cứu

Trong số các cách hầm bồ câu cho bà đẻ, cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng ngải cứu là cách làm giúp đem lại lợi ích về an thần, tăng sức đề kháng nhiều hơn cả. Ngoài ra, món ăn này còn giúp trị các chứng đại tiện ra máu, đầy hơi, táo bón, kinh nguyệt không đều. Điều này rất thích hợp để mẹ sau sinh tẩm bổ cơ thể.

Nguyên liệu

  • 30g ngải cứu
  • 1 con chim bồ câu
  • Nấm hương
  • Hạt sen
  • Gừng tươi
  • Táo tàu
  • Gia vị nêm nếm

Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng ngải cứu

Bước 1: Sơ chế chim bồ câu

Làm sạch lông chim bồ câu, hơ qua lửa để tạo màu vàng bắt mắt và thơm ngon hơn. Đun nước sôi với gừng rồi thả chim bồ câu vào luộc qua để khử bớt mùi.

Mẹ có thể tham khảo cách khử mùi hôi lông chim bồ câu theo những cách sau:

  • Cách 1: Dùng chút muối, tiêu, gừng đập dập cùng ít rượu trắng chà xát khoảng 15 phút rồi rửa lại sạch.
  • Cách 2: Hoà tan giấm và muối theo tỉ lệ: 2 muối 1 giấm rồi thoa đều, chà sát chim nhiều lần sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.
  • Cách 3: Chà sát vài lát chanh lên thịt bồ câu với 1 ít muối, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Nấm hương và hạt sen rửa sạch với nước từ 5 – 10 phút.
  • Rau ngải cứu nhặt sạch, rồi nhét vào bụng chim bồ câu đã làm sạch.
  • Bước 3: Hầm thịt chim bồ câu với ngải cứu

    Mẹ cho bồ câu vào nồi hầm, bỏ hạt sen, nấm hương và táo tàu vào hầm cùng 300ml nước sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, hầm trong khoảng 30 – 40 phút là dùng được mẹ nhé.

    cách hầm bồ câu cho bà đẻ

    >>Bạn có thể quan tâm: Cách nấu cháo chim cút cho bé đảm bảo dinh dưỡng

    Lưu ý cho bà đẻ khi ăn bồ câu

    Mặc dù cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng các nguyên liệu bổ dưỡng trên sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà đẻ, nhưng mẹ sau sinh cũng cần đặc biệt lưu ý khi ăn món này, cụ thể:

    • Trường hợp mẹ là người có ham muốn tình dục cao: mẹ không nên sử dụng món ăn được chế biến từ thịt chim bồ câu vì nó sẽ khiến ham muốn tình dục cao hơn nữa.
    • Trường hợp kết hợp thịt bồ câu với thịt lợn, nấm đầu khỉ: Theo nghiên cứu y khoa, mẹ không nên ăn thịt bồ câu cùng với thịt lợn vì dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, gây chướng bụng, có hại cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh ăn thịt bồ câu với nấm đầu khỉ, cá diếc, tôm vì có thể gây phản ứng dị ứng, đầy hơi, chướng bụng hay nổi mề đay.
    • Trường hợp mẹ ăn nhiều thịt bồ câu cùng một lúc: Thịt chim bồ câu rất bổ dưỡng nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều (1-2 con/ tuần là tốt). Bởi hàm lượng chất béo trong thịt bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao, có thể dẫn đến thừa chất, không tốt cho sức khỏe của mẹ.
    • Trường hợp mẹ có thể trạng nóng, đang bị sốt, huyết áp cao: Ai cũng biết chim bồ câu rất phù hợp với người có sức khỏe yếu. Tuy nhiên, thịt chim bồ câu có lượng đạm cao, gây nóng nên không phải ai cũng ăn được. Do đó, thịt chim bồ câu hợp với mẹ có thể chất lạnh.

    MarryBaby hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có những hiểu biết về lợi ích của thịt chim bồ câu và các gợi ý cách hầm bồ câu cho bà đẻ vừa ngon, vừa bổ, từ đó, mẹ có thể phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng và an toàn hơn.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Chemical composition, cholesterol content, and fatty acid profile of pigeon meat as influenced by meat-type breeds

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19439644/

    Truy cập ngày 24/09/2022

    2. The Dietary Use of Pigeon Pea for Human and Animal Diets

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8803422/

    Truy cập ngày 24/09/2022

    3. Squab, raw, meat only, (pigeon)

    https://www.nutritionvalue.org/

    Truy cập ngày 24/09/2022

    4. Perfect pigeon – why pigeon makes a perfect meal

    https://www.wildmeat.co.uk/blogs/news/113175685-perfect-pigeon-cooking-tips-and-recipes

    Truy cập ngày 24/09/2022

    5. Baby food: first soups

    https://www.babycenter.in/a1015279/baby-food-first-soups

    Truy cập ngày 24/09/2022

    x