Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/04/2023

Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường giàu dinh dưỡng và thơm ngon

Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường giàu dinh dưỡng và thơm ngon
Thời gian ở cữ của mẹ sau sinh được tính trong vòng 3 tháng 10 ngày. Theo những quan niệm dân gian, sản phụ cần kiêng cữ cẩn thận để tránh hậu sản.

Vì thế thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường trong những tháng đầu không được “nghèo dưỡng chất”.

thực phẩm sau sinh
Ngoại trừ đồ sống, đồ lạnh, hầu hết thực phẩm nấu chín mẹ sau sinh đều có thể ăn

4 nhóm thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh chế độ ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm:

  • Chất đạm: Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…
  • Chất béo: Ngoài các thực phẩm nhiều chất béo, nên sử dụng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
  • Chất bột đường: Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng. Với tinh bột nên ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún và bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem lạnh…
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…, hoặc các loại củ quả có màu đỏ, màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ…

Tháng ở cữ, mẹ ăn gì?

Ăn sao cho mẹ khỏe mà vẫn đủ sữa cho trẻ sơ sinh? Theo Đông y, tùy vào thể chất của mẹ sau sinh mà có những thực đơn phù hợp trong tháng ở cữ.

Mẹ thường xuyên bị chóng mặt: Trở về nhà, nếu mẹ thấy có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, tê chân tay, sắc mặt vàng hoặc trắng nhợt, da sạm và thô ráp, môi và móng chân móng tay đều trắng nhợt… nên nhờ người thân chuẩn bị thực đơn gồm những thực phẩm sau:

  • Thịt: Thịt lợn, chân giò, tim gan lợn, con hàu, thịt ba ba, thịt rùa, lươn, các chép, hải sâm.
  • Đường: Đường trắng, đường phèn, các loại đường hoa quả.
  • Rau: Đậu đũa, đậu tằm, đậu phụ, giá đỗ, ngó sen, mướp, rau chân vịt, nấm mèo trắng, củ cải, cà rốt, nấm hương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, đậu xanh, đậu đen.
  • Trái cây: Nho, táo, cam, đào, dứa, chuối tiêu, hồng.

Mẹ ra nhiều máu: Trong quá trình sinh con người mẹ ra quá nhiều máu, có các triệu chứng chóng mặt ù tai, mặt đỏ, ruột gan nóng, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, tiểu rắt, táo bón, cần bổ sung các món ăn thanh nhiệt dưới đây:

  • Thịt: Thịt thỏ, gan thỏ, bồ câu, thịt lợn, thịt vịt.
  • Rau: Rau dền, rau cần, rau kim châm, bí đao, mướp, dưa chuột, cà chua, mướp đắng, tâm sen, lá sen.
  • Trái cây: Lê, dưa hấu, chà là, hồng.

Mẹ thường xuyên đau bụng dưới: Nếu mẹ cảm thấy nhức mỏi eo lưng, lạnh và đau bụng dưới, chóng mặt ù tai, tiểu nhiều trong đêm…nên chọn các loại thức ăn sau:

  • Thịt: Thịt dê, móng dê, sữa dê, thịt hươu, thịt chó, ba ba, rùa, tôm tươi, gan lợn, lươn.
  • Đường: Đường mía, mật ong, đường cát.
  • Rau: Hành, hẹ, tỏi, hành tây, đậu vàng, nấm mèo, đậu đen, vừng, củ cải, bí đỏ.
  • Hoa quả: hạch đào, long nhãn, táo ta, vải, mía, quýt, anh đào.

Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
Sáng Thịt thăn rim nghệ tôm

Thịt viên nấu đu đủ xanh

Củ cải luộc

Cơm gạo lứt

Tôm đồng rang

Trứng gà ta luộc

Mướp nấu gạch tôm

Cơm trắng

Trứng gà luộc

Cá chép kho

Bí luộc

Cơm gạo lứt

Tràng trứng gà non xào đậu que

Lặc lày luộc

Bí xanh hầm xương

Cơm trắng

Bò kho bánh mì
Thanh long
Phở bò
Chuối tiêu
Cháo chân giò
Mãng cầu na
Trưa Trứng gà luộc

Chà bông heo

Thịt viên nấu bầu băm

Cơm gạo lứt

Rau lang luộc

Gà kho gừng

Canh bầu nấu mọc

Cơm trắng

Thịt thăn rim

Canh bồ ngót thịt băm

Rau bí xào thịt bò

Cơm gạo lứt

Gà rang gừng lá chanh

Đậu que xào

Canh chua nấu thịt bằm

Cơm trắng

Tôm rang

Thịt bò xào giá

Canh bồ ngót móng heo

Cơm gạo lứt

Thịt viên sốt cà

Chà bông gà

Rau ngót nấu thịt băm;

Cơm trắng

Gà rim tiêu

Rau lang luộc

Cơm gạo lứt

Sữa chua

Tối Thịt bò xào mướp

Rau ngót nấu thịt băm

Thịt kho củ cải

Cơm gạo lứt

Khổ qua nhồi thịt hấp

Móng giò nấu đu đủ xanh

Bò xào bông cải xanh

Cơm trắng

Tim heo luộc

Bò kho

Canh mùng tơi nấu tôm khô

Cơm gạo lứt

Bê xào

Rau lang xào tỏi

Nước canh rau lang luộc

Cơm trắng

Nem nướng

Canh khổ qua nhồi thịt

Lặc lè luộc

Cơm gạo lứt

Chim bồ câu quay

Rau bí xào tỏi

Củ cải trắng luộc

Cơm trắng

Tôm đất rang

Thịt bò đậu que

Canh đu đủ hầm

Cơm gạo lứt

Mẹ ăn thức ăn bổ dưỡng, đa dạng sẽ có nguồn sữa “đủ chất cho con. Thực đơn sau sinh cho mẹ trong tháng ở cữ vì vậy càng cầng phải lưu ý.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x