Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Món ăn cho bà đẻ là một vấn đề nhiều mẹ bỉm rất quan tâm. Bởi đây là cách các mẹ bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, các món ăn cho bà đẻ còn giúp lợi sữa cho em bé có thêm nhiều sữa để bú. Bài viết này, MarryBaby sẽ gợi ý cho đồ ăn tốt cho bà đẻ và những món ăn cho bà đẻ. Hãy theo dõi bài viết ngay nhé!
Quan niệm ở cữ trong vòng 3 tháng 10 ngày với nhiều kiêng cữ sau sinh trong chế độ dinh dưỡng từ xưa đã không còn phù hợp với các bà mẹ hiện đại. Về cơ bản, đu đủ hầm móng giò hay cháo cân giò, thịt kho nghệ không còn là những món ăn cho bà đẻ bắt buộc. Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể chủ động chọn lựa thực đơn phù hợp với sở thích.
4 nhóm thực phẩm đồ ăn cho bà đẻ mẹ cần bổ sung đầy đủ gồm:
>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn chua? Đừng để con bị tiêu chảy nhé mẹ
Với mẹ sinh thường không có bất kỳ tai biến sản khoa nào thì không cần phải kiêng cữ quá nhiều khi ăn uống. Bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết và các thực phẩm lợi sữa theo mẹo dân gian với một số món ăn như:
>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa
Khác với các mẹ sinh thường, vết mổ sau sinh cần được chăm sóc để phục hồi dần dần. Vì thế, trong 1-2 ngày đầu sản phụ nên ăn các thức ăn cho bà đẻ dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà mái. Từ 5-7 ngày khi khả năng tiêu hóa phục hồi có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng như canh gà, canh xương…
Theo các chuyên gia, các thực phẩm giàu chất sắt và đạm như thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo… rất giàu đạm, sắt sẽ hỗ trợ sản sinh lượng máu bị mất trong khi mổ và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Những món bà đẻ ăn được là các loại rau xanh có tính mát như rau ngót, mồng tơi, cải bắp… và các loại trái cây như chuối, dưa hấu, bưởi, cam, sơn trà…
Sau sinh mổ nên ăn ăn hoa quả gì? Những món bà đẻ mổ ăn được có thể ăn đu đủ chín, chuối tiêu, nhãn, quả sơn trà, táo, dưa hấu để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những loại trái cây này cũng giúp gọi sữa về đáng kể.
>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé
Bên cạnh những thức ăn cho bà để hay món ăn cho bà đẻ, các mẹ cũng nên chú ý xây dựng một thực đơn cho hợp lý. MarryBaby xin gợi ý thực đơn gồm các các món ăn dành cho bà đẻ giàu dinh dưỡng trong thời gian ở cữ.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh
Khi xây dựng thực đơn hàng ngày gồm những món ăn cho bà đẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
Món ăn cho bà đẻ sau sinh chuẩn cơm mẹ chồng nấu không quá khó. Nếu có thời gian, chắc chắn mẹ cũng có thể thực hiện tươm tất hơn, đúng không nào!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Breastfeeding and diet
Truy cập ngày 29/07/2022
2. Breastfeeding nutrition: Tips for moms
Truy cập ngày 29/07/2022
3. Foods to Eat While Breastfeeding
https://health.clevelandclinic.org/breastfeeding-diet/
Truy cập ngày 29/07/2022
4. 5 Healthy Food Options For New Moms After Delivery
https://www.momjunction.com/articles/healthy-food-options-new-moms-delivery_0022743/
Truy cập ngày 29/07/2022
6. 20 Indian Foods to Eat After Delivery
Truy cập ngày 29/07/2022