Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú? Nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe? Đây là những vấn đề được các mẹ sau sinh quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, một vấn đề cũng quan trọng không kém: Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì lại không được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu.
Thực tế, phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phục hồi của cơ thể, nhất là với những mẹ cần giảm đau sau sinh mổ. Hơn nữa, nếu cũng nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng nên tìm hiểu những thực phẩm cần tránh để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Vậy, sau sinh nên kiêng ăn gì?
Giống như mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ cũng cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng sau sinh đa dạng đủ các nhóm chất quan trọng để cơ thể nhanh phục hồi, cũng như nhanh có sữa cho con bú mẹ. Tuy nhiên, để tốt cho vết mổ, mẹ sinh mổ nên tránh một số thực phẩm sau đây.
– Tùy cơ địa mỗi người, bạn nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng. Chẳng hạn, nếu từng có tiền sử dị ứng với đậu phộng, chắc chắn món giò heo hầm đậu phộng sẽ không xuất hiện trong thực đơn sau sinh của bạn.
– Tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình liền sẹo như xôi nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt bò…
– Trong thời gian đầu sau sinh mổ, mẹ nên tránh thực phẩm có men vi sinh sống như dưa giá, cà muối… để tránh các vấn đề tiêu hóa cũng như nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
– Hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa. Thay vào đó nên ăn thực phẩm dễ hấp thụ và có lợi cho tiêu hóa.
– Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị chua, cay, nóng vì có thể gây tích tụ nhiệt độc, có thể làm vết mổ dễ sưng, mưng mủ.
Lưu ý:Trong 2-4 tuần sau sinh mổ, nếu thấy vết mổ có dấu hiệu mưng mủ, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Sau khi vết mổ lành và ổn định, mẹ có thể không cần kiêng khem, có thể ăn đa dạng nhiều thực phẩm hơn. Tuy nhiên, vẫn nên tránh thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
1. Thực phẩm cay
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn khá non nớt, chỉ tiêu hóa được sữa mẹ đơn giản. Thực phẩm cay có thể thông qua sữa mẹ vào ruột của trẻ, từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến bé cưng. Tốt nhất, trong vòng 6 tháng sau sinh, mẹ cho con bú nên hạn chế ăn thực phẩm cay hoặc có quá nhiều gia vị.
2. Loại bỏ caffein
Khi mẹ uống cà phê hoặc trà, một lượng nhỏ caffein có thể còn đọng lại trong sữa mẹ. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh chưa có khả năng bài tiết caffein ra khỏi cơ thể nhanh chóng nên rất dễ bị kích thích, thậm chí có thể gây mất ngủ.
Nếu muốn uống cà phê, mẹ nên chờ sau khi cho bé bú xong. Đến cữ bú tiếp theo, lượng caffein chỉ còn trong máu, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
3. Thực phẩm nhiều mỡ
Khoai tây chiên, thức ăn nhanh hay những món chiên xào nhiều dầu mỡ không phải món ăn lý tưởng dành cho mẹ sau sinh. Các món này có hàm lượng calo cao, nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu mỡ cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
4. Quả Bơ
Chứa nhiều vitamin C, chất béo lành mạnh và nhiều loại dưỡng chất dinh dưỡng, nhưng bơ không hẳn là thực phẩm “vàng” của các mẹ sau sinh. Vì bơ có thể làm dạ dày của trẻ khó chịu. Tốt nhất, trước khi ăn, mẹ nên thử kiểm tra phản ứng của bé trước.
5. Thực phẩm ảnh hưởng đến nguồn sữa
Trà bạc hà, rau mùi tây, bạc hà là những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu bạn ăn, uống quá nhiều. Hơn nữa, trà chứa caffein cũng có thể ảnh hưởng không tốt nếu mẹ cho con bú.
6. Thực phẩm có mùi nặng
Thực phẩm nặng mùi, như tỏi có thể tồn tại rất lâu trong sữa mẹ. Thậm chí, ngay cả sau 2 giờ bạn ăn tỏi, sữa mẹ vẫn có thể đọng mùi. Với những trẻ sơ sinh nhạy cảm, bé có thể cảm thấy khó chịu. Một vài trường hợp có thể bé bỏ bú vì phát hiện sữa có mùi khó chịu. Nếu bé cưng cũng thuộc dạng “khó chiều”, mẹ nên hạn chế những thực phẩm nặng mùi, ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.