Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/01/2022

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Cách làm bánh tráng trộn đơn giản khiến mẹ mê mẩn

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Cách làm bánh tráng trộn đơn giản khiến mẹ mê mẩn
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, bà đẻ thường bị cuốn hút bởi vô số món ăn vặt. Một trong số đó là bánh tráng trộn. Với vị muối mặn mặn cùng đậu phộng giòn giòn ngon khó cưỡng, mẹ khó có thể bỏ qua đặc biệt trong những ngày buồn miệng, chán cơm. Vậy phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?

Bánh tráng là một trong những sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Từ món bánh tráng có thể biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn như bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, bánh trang bơ, bánh tráng muối ớt,…. Vị chua chua, cay cay, béo ngậy của bơ khiến nhiều chị em sau sinh rất thích ăn. Nhưng liệu sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, có tốt và an toàn cho con bú hay không, các mẹ đã biết chưa?

1. Bánh tráng trộn là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Bánh tráng trộn là một món ăn có nguồn gốc từ Tây Ninh, được rất nhiều bạn trẻ Hà Nội và Sài Gòn ưa chuộng.

Cách chế biến món bánh tráng trộn cũng cực kỳ đơn giản như sau: Bánh tráng nhỏ được cắt mỏng và kết hợp trộn đều với bò khô, mực khô, rau răm, xoài xanh thái sợi, trứng cút, hành phi, đậu phộng với một ít nước sốt sa tế, nước trộn theo công thức riêng tạo thành món bánh đậm đà không chê vào đâu được.

Vì dễ ăn, lạ miệng lại rẻ nên được khá nhiều người, nhiều đối tượng yêu thích, trong đó có bà đẻ – mẹ sau sinh.

2. Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ cho con bú ăn bánh tráng trộn được không?

Đa phần các loại bánh tráng thường được chế biến với thành phần chính là bột gạo. Người ta sẽ xay nhuyễn bột gạo, đun nóng, lấy một ít ra và tráng thành hình tròn. Vậy nên bánh tráng được xem là món ăn an toàn với phụ nữ sau sinh.

Tuy nhiên, bánh tráng hiện nay lại được biến tấu thành nhiều món khác khau nhằm tăng sự hấp dẫn ví dụ như: bánh tráng muối, bánh tráng trộn, bánh tráng tắc, bánh tráng bơ… Vậy sau sinh ăn bánh tráng trộn được không khi quá nhiều nguyên liệu như vậy?

Bánh tráng trộn là thức ăn cay

Có thể thấy những nguyên liệu được trộn vào bánh tráng thường là muối ớt, tắc, xoài chua, bơ,… Đây hầu hết là những nguyên liệu dễ gây nóng trong người. Mẹ sau sinh dễ gặp tình trạng táo bón. Do vậy, mẹ thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không thì câu trả lời là NÊN HẠN CHẾ mẹ nhé.

Khi cho bé bú, sữa sẽ có mùi, vị từ những món mà mẹ đã ăn nên nếu mẹ ăn bánh tráng trộn, bé sẽ cảm nhận được vị cay, mặn trong sữa. Đường ruột của bé mới sinh rất nhạy cảm và chưa thể tiêu hóa đồ ăn cay nên tốt nhất, vì con, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn món này.

cho con bú ăn bánh tráng trộn được không
Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ cho con bú ăn bánh tráng trộn được không là câu hỏi nhiều mẹ băn khoăn.

Bánh tráng trộn có nhiều gia vị nồng

Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Theo các chuyên gia, hành và tỏi là những gia vị mà mẹ đang cho con bú nên hạn chế hoặc không ăn trong giai đoạn này. Mà trong bánh tráng trộn thì 2 nguyên liệu này rất nhiều và góp phần tạo nên hương vị cho món ăn.

Các gia vị nhiều mùi như hành, tỏi có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Bên cạnh đó, các loại khô như khô mực, khô bò cũng có thể gây mùi vị khác lạ cho sữa mẹ, mà hẳn nhiên, bé sẽ có thể không thích điều này.

Bánh tráng trộn có thể không đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh bánh tráng trộn, việc chế biến có thể không đảm bảo vệ sinh. Mặt khác, cơ địa mẹ sau sinh tiêu hóa khá nhạy cảm nên có thể gặp trường hợp mẹ bị tiêu chảy, buồn nôn sau khi ăn món này.

Đối với bé, mẹ có thể quan sát nếu sau 6 tiếng đồng hồ khi ăn bánh tráng trộn mà bé đi ngoài nhiều hơn bình thường thì có thể kết luận món ăn này không phù hợp cho cả hệ tiêu hóa của bé.

Tóm lại, để trả lời câu hỏi mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Đang cho con bú ăn bánh tráng trộn được không? Các chuyên gia khuyến cáo ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh, mẹ bỉm nên hạn chế dùng bánh tráng trộn. Hoặc nếu thèm, mẹ có thể ăn một ít, nhưng khuyến khích mẹ nên tự làm món này, hoặc mua ở những nơi tin tưởng.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

3. Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mách mẹ 2 cách làm bánh tráng trộn ngon khó cưỡng

phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không

Một mặt, mẹ nên hạn chế ăn bánh tráng trộn sau khi sinh. Mặt khác, khi ăn, nếu mẹ có thời gian chuẩn bị, nên tự làm cho mình một phần bánh tráng trộn nhà làm. Như vậy sẽ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả mẹ và bé.

Bánh tráng trộn hương vị truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Được, nguyên liệu làm nên món bánh tráng trộn khá cầu kỳ về số lượng nhưng lại rất dễ chuẩn bị. Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu lại với nhau một cách hài hoà. Mẹ có thể tham khảo cách chuẩn bị nguyên liệu sau:

  • Trứng cút
  • Hành lá
  • Hành phi khô
  • Tắc tươi
  • Đậu phộng
  • Khô các loại: Khô bò, khô gà, khô nai, khô mực,…
  • Xoài sống
  • Tép khô
  • Đường, muối
  • Một ít ớt xay
  • Tỏi xay
  • Sả bằm
  • Dầu ăn
  • Sơ chế nguyên liệu:

    Để có thể trộn món bánh tráng nhanh thì bạn nên sơ chế hết các nguyên liệu rồi bày sẵn ra thành từng phần riêng lẻ. Khi trộn sẽ vô cùng thuận tiện.

    • Phần bánh tráng xé hoặc cắt nhỏ. Nếu quá khô thì có thể thấm qua một ít nước cho mềm.
    • Hành lá và hành khô làm sạch, cắt nhỏ. Với hành lá thì bạn sẽ làm mỡ hành, với hành khô thì làm hành phi khô. Để riêng hai loại hành này.
    • Trứng cút luộc chín, lột bỏ vỏ.
    • Đậu phộng cần rang chín, bỏ vỏ và đập dập vừa ăn.
    • Xoài sống gọt vỏ rửa sạch mủ rồi bào mỏng dạng sợi.
    • Rau răm nhặt sạch cắt vừa không quá nhuyễn.
    • Tắc cắt đôi, bỏ hạt chỉ lấy nước.
    • Tép khô loại chưa làm chín và tẩm gia vị thì nên rang chín và nếm gia vị vừa ăn.
    • Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Được, mẹ có thể chế biến thêm phần nước sốt để trộn bánh như sau: Phi dầu nóng rồi xào ớt xay, tỏi xay với sả bằm cho thơm. Thêm màu hạt điều để có được màu đẹp khi trộn bánh. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

    Trộn bánh tráng:

    Phần trộn bánh là phần quan trọng nên bạn nên chú ý liều lượng để có được món ăn vặt vừa khẩu vị của mình.

    • Trộn phần bánh tráng với xoài sống trước cho mềm rồi mới cho lần lượt các phần nguyên liệu khác vào lần lượt là khô bò/mực/nai, tép rang, mỡ hành và nước sốt. Trộn đều cho các nguyên liệu đều và thấm gia vị.
    • Trứng cút, rau răm và nước tắc được cho tiếp vào trộn. Sau cùng sẽ cho hành phi và đậu phộng vào để tránh tình trạng bị ỉu.
    • Món ăn được trộn đều lần cuối và bày ra đĩa/ hộp tùy sở thích.

    Thành quả:

    Món bánh tráng được trộn xong sẽ có sự hòa quyện đẹp mắt và thấm gia vị của các nguyên liệu. Món ăn không bị quá rời rạc hoặc quá bết dính gây khó khăn khi ăn. Vị chua của xoài cùng vị mặn mặn từ các loại khô kết hợp với vị béo của mỡ hành, thơm của hành phi, rau răm… sẽ kích thích vị giác của mẹ.

    Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Hướng dẫn mẹ cách làm bánh tráng trộn phô mai

    Theo đó, công thức này cũng tương tự như cách làm bánh tráng trộn truyền thống ở trên. Song điểm khác biệt đó là chúng sẽ được bổ sung thêm phô mai mặn, thơm để gia tăng hương vị tuyệt vời cho món ăn.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Bánh tráng
    • Xoài xanh: 2-3 quả
    • Ruốc
    • Bột phô mai
    • Rau răm: 1 mớ
    • Trứng cút: 5 quả
    • Hành lá, hành tím
    • 1-2 trái tắc
    • Gia vị: Sa tế, dầu ăn, xì dầu và muối tôm
    • Lạc rang

    Cách làm bánh tráng trộn đơn giản:

    • Bánh tráng mua về đem cắt thành từng sợi dài vừa ăn, trứng cút đem luộc chín rồi bóc vỏ.
    • Xoài xanh rửa sạch, mẹ nạo vỏ rồi nạo thành từng sợi nhỏ đều nhau. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng lát để riêng ra.
    • Đặt chảo lên trên bếp đợi cho dầu ăn nóng, cho hành vào phi cho vàng đều rồi vớt ra, để riêng cho ráo dầu.
    • Bánh tráng sơ chế xong cho vào một tô lớn, tiếp tục thêm ruốc, trứng cút, xoài nạo sợi và rau răm vào. Các loại nguyên liệu sử dụng bao gồm muối tôm, sa tế, xì dầu, lạc rang, bột phô mai. Cuối cùng thêm nước cốt tắc vào, trộn đều tay.
    • Nên nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị là được. Bột phô mai sẽ có vị thơm béo đặc trưng khiến cho món ăn thêm ngon và kích thích vị giác hơn.

    Thành quả:

    Món ăn ngon kèm mùi béo ngậy của bột phô mai, mẹ có thể ăn sau các bữa ăn chính. Việc giải tỏa cơn thèm đúng lúc sẽ làm tâm trạng mẹ cảm thấy vui hơn nhiều, mẹ nhỉ?

    >>> Mẹ có thể quan tâm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

    Cách biến tấu món bánh tráng trộn với nhiều loại nước sốt

    Bánh tráng trộn bên cạnh cách trộn các nguyên liệu với nhau theo kiểu truyền thống thì cũng có nhiều “biến tấu” thú vị như bánh tráng cuốn, bánh tráng chấm, bánh tráng nước. Trong đó, với bánh tráng chấm, mẹ có thể chuẩn bị các nguyên liệu giống như cách làm bánh tráng trộn, nhưng vì trộn các nguyên liệu, mẹ đem chúng cuốn trong bánh tráng rồi chấm riêng với phần sốt. Sốt có nước sẽ làm mềm ẩm bánh tráng, làm cho các nguyên liệu có sự hòa hợp với nhau. Ăn vào sẽ càng có cảm giác ngon hơn.

    Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ có thể thử bắt tay pha chế các loại nước sốt chấm bánh tráng sau nhé:

    • Sốt bơ dầu: Làm bằng cách đánh tan lòng trắng trứng với dầu ăn cho đến khi thu được một hỗn hợp mịn, trong và béo mềm, quết hay chấm với bánh tráng đều hoàn hảo.
    • Sốt me: Chỉ cần lấy nước cốt me nấu cho kẹo với mắm và đường, thêm hành phi, ớt là mẹ có ngay món được chấm chua chua ngọt ngọt ăn “bắt miệng” vô cùng.
    • Sốt hành tỏi: Là sự hòa quyện giữa hành, tỏi, nước mắm, loại sốt này dành cho mẹ.
    • Sốt tắc: Thay vì vắt tắc vào bánh tráng lúc trộn, tắc được dùng để pha với nước mắm kẹo kẹo để tạo vị chua nhẹ kích thích vị giác, ăn sẽ ngon miện hơn.
    • Sốt sa tế: Dành cho các mẹ đam mê món cay và không cho con bú. Món sốt này có độ cay đằm và thấm rất lâu từ sa tế tôm. Cách pha chế đơn giản bằng cách trộn sa tế với hành, tỏi phi, muối tôm và dầu màu điều.

    4. Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý khi mẹ muốn ăn bánh tráng trộn

    Để tránh những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe mà ta không lường trước được, mẹ không nên ăn bánh tráng trộn để lâu, hay để qua đêm. Với mẹ tự làm bánh tại nhà thì có thể bảo quản các nguyên liệu và trộn chúng khi nào mẹ có thể ăn ngay.

    Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ đang cho con bú nên ăn một lượng bánh tráng trộn vừa phải và không nên ăn quá nhiều vì sẽ rất dễ bị đầy bụng khó tiêu, bé cũng khó chịu khi nếm phải vị cay trong sữa mẹ.

    Không nên ăn bánh tráng trộn khi quá đói vì trong bánh tráng trộn có một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, xoài, tắc,…gây cồn cào ruột cho mẹ, từ đó gây ảnh hưởng cho sinh hoạt hàng ngày.

    Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ chỉ nên dùng bánh tráng trộn như một món ăn vặt, ăn chơi nhẹ nhàng và không nên thay thế nó như một món ăn chính bởi hàm lượng dinh dưỡng trong đó không nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu cho một bữa ăn hằng ngày của mẹ.

    Tuyệt đối không mua bánh tráng tại các quán ven đường bởi nó không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, đồng thời các nguyên liệu bên trong như khô bò, khô mực, tép khô,… cũng chưa biết có nguồn gốc rõ ràng hay không.

    Nếu quá thèm ăn vặt, mẹ có thể tham khảo bài viết 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh để có gợi ý ăn vặt lành mạnh và dinh dưỡng nhé.

    Thông qua bài viết, MarryBaby chắc chắn mẹ đã có thể an tâm hơn với câu hỏi phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không. Tuy nhiên cái gì cũng vậy, việc ăn nhiều sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ chỉ nên ăn khi thất sự thèm thôi nhé. Chúc mẹ có một món ăn vặt ngon, đúng cách hợp vệ sinh nhằm giải tỏa cơn thèm sau sinh này nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Is It Safe to Eat Spicy Food During Breastfeeding?

    https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-eat-spicy-food-during-breastfeeding
    Ngày truy cập: 20/1/2022
    2. Maternal food restrictions during breastfeeding

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5383635/

    Ngày truy cập: 20/1/2022

    3. Breastfeeding and a Mother’s Diet: Myths and Facts

    Breastfeeding and a Mother’s Diet: Myths and Facts

    Ngày truy cập: 20/1/2022
    4. Foods to Avoid While Breastfeeding? Experiences and Opinions of Polish Mothers and Healthcare Providers
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7352950/
    Ngày truy cập: 20/1/2022
    5. Your Nutrition and Breastfeeding
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=maternal-nutrition-and-breastfeeding-90-P02678
    Ngày truy cập: 20/1/2022
    x