Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 28/02/2024

Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?

Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?
Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp được nhiều chị em phụ nữ chọn lựa sau khi sinh con. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một trong những rủi ro khiến cho nhiều chị em phụ nữ lo lắng chính là cấy que tránh thai bị rong kinh. Vậy bị rong kinh khi cấy que có nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên lý hoạt động của que cấy tránh thai trong phần dưới đây nhé.

Nguyên lý hoạt động của que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một thanh nhựa dẻo có kích thước bằng que diêm được đặt dưới da ở mặt trong của cánh tay. Khi được cấy vào da, que cấy tránh thai sẽ giải phóng một lượng hormone progesterone thấp và ổn định từ từ vào cơ thể.

Hormone progesterone giúp ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy của cổ tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận được trứng. Ngoài ra, hormone progesterone cũng làm mỏng niêm mạc tử cung. Do đó, trứng được thụ tinh sẽ khó bám vào tử cung hơn dẫn đến không thể mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cấy que tránh thai có đau không? Chị em nhát đau càng nên biết điều này

Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh?

Tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh do thay đổi hormone trong cơ thể chỉ là một trong những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi thực hiện biện pháp tránh thai sau sinh này. Có khoảng 20% phụ nữ bị rong kinh khi cấy que tránh thai.

Tuy nhiên, tình trạng này không gây hại cho sức khỏe của phụ nữ và có thể giảm dần theo thời gian khi cơ thể đã thích ứng với que tránh thai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp thêm các tác dụng phụ dưới đây:

  • Đau vú
  • Nổi mụn
  • Tăng cân
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • U nang buồng trứng
  • Nhiễm trùng nơi cấy ghép
  • Đau hoặc bầm tím trên cánh tay nơi cấy ghép
Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh? Do thay đổi hormone trong cơ thể
Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh? Do thay đổi hormone trong cơ thể

Cấy que tránh thai bị rong kinh bao lâu?

Thời gian cấy que tránh thai bị rong kinh hoặc xuất huyết âm đạo nhẹ, tiết dịch nâu có thể là khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ rong kinh một vài tuần hoặc tháng đầu tiên sau khi cấy, trong khi có người lại cảm nhận tình trạng này kéo dài hơn, khoảng vài tháng cho đến 1 năm.

Bạn có thể nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như rong kinh hoặc chu kỳ kinh không đều, hoặc chu kỳ kinh ra thất thường. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần cho đến khi cơ thể bạn thích ứng với que cấy tránh thai và sự thay đổi của hormone.

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc chất lượng cuộc sống, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên hoặc thay thế các biện pháp tránh thai khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có kinh rồi lại mất: Nguyên nhân vì sao và cần chú ý điều gì?

Bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?

Tình trạng bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai này chỉ là tác dụng phụ ở một số người và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo ồ ạt và thời gian ra máu kéo dài, không thuyên giảm theo thời gian dẫn đến các dấu hiệu bất thường của sức khỏe hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì cần đi khám bệnh ngay nhé.

Phải làm sao nếu bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai?

Tình trạng cấy que bị rong kinh là bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Tốt nhất, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này sẽ giúp ích cho cơ thể dễ dàng thích ứng với que cấy tránh thai hơn. Ngoài ra, bạn nên liên lạc lại với bác sĩ đã cấy que cho mình để nhận được hướng dẫn theo dõi và điều trị hợp lý nhé.

Phải làm sao nếu bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai nữa? Bạn hãy đọc thêm các lưu ý dưới đây nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Kinh nguyệt sau sinh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sớm

Những lưu ý khi cấy que tránh thai sau sinh

Nên chọn cơ sở cấy que tránh thai uy tín và chất lượng
Nên chọn cơ sở cấy que tránh thai uy tín và chất lượng

Nếu bạn lo lắng tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý những điều sau khi thực hiện biện pháp tránh thai này nhé:

  • Cần thăm khám sức khỏe trước khi cấy que: Bạn nên thực hiện khám sức khỏe để có thể biết bản thân có đang mang thai không và sức khoẻ có phù hợp với phương pháp tránh thai này không.
  • Sau khi cấy que cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên duy trì một tinh thần thoải mái, lối sống tích cực, và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng rượu bia, thuốc lá, thức khuya để giảm tối đa các tác dụng phụ sau khi cấy que.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau khi cấy que. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng với sự hướng dẫn của bác sĩ về việc theo dõi phản ứng của cơ thể để có thể xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghiêm trọng nào.
  • Chọn Trung tâm Y tế uy tín: Việc cấy que tránh thai nên được thực hiện bởi đội ngũ y tế đã được huấn luyện và có kinh nghiệm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn thực hiện cấy que ở bệnh viện, phòng khám uy tín, có máy móc hiện đại và được khử khuẩn an toàn.
  • Tránh quan hệ khi cấy que tránh thai bị rong kinh: Cấy que tránh thai bị rong kinh có quan hệ được không? Do tác dụng phụ của việc cấy que bị rong kinh; bạn nên kiêng quan hệ cho đến khi sạch kinh để an toàn cho sức khỏe sinh sản. Tốt nhất, nếu bạn muốn quan hệ trong giai đoạn này thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
  • Hiệu quả tránh thai sẽ tuỳ vào thời điểm cấy que: Nếu bạn được cấy que tránh thai trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì hiệu quả tránh thai sẽ có hiệu lực cao. Còn nếu bạn được cấy que vào những ngày còn lại trong chu kỳ thì phải kiêng quan hệ trần trong 7 ngày tiếp theo để tăng hiệu quả tránh thai. Trong giai đoạn này, nếu muốn quan hệ bạn nên dùng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai khác.
  • Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh. Đây chỉ là một trong những tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Contraceptive implant
    https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/contraceptive-implant/about/pac-20393619
    Truy cập ngày 30/01/2024

    2. Birth Control Implant
    https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/birth-control-implant-nexplanon
    Truy cập ngày 30/01/2024

    3. Contraceptive implant
    https://www.nhs.uk/conditions/contraception/contraceptive-implant/
    Truy cập ngày 30/01/2024

    4. The effects of Implanon on menstrual bleeding patterns
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18330814/
    Truy cập ngày 30/01/2024

    5. Contraceptive implant
    https://www.healthdirect.gov.au/contraceptive-implant
    Truy cập ngày 30/01/2024

    6. Cấy que tránh thai – Bệnh viện Từ Dũ
    https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/kham-ke-hoach-gia-dinh/cay-que-tranh-thai-benh-vien-tu-du/
    Truy cập ngày 30/01/2024

    7. Birth Control Implant: Benefits And Side Effects
    https://www.momjunction.com/articles/birth-control-implant-benefits-side-effects_00772756/
    Truy cập ngày 30/01/2024

    7. Contraceptive implant
    https://www.nhsinform.scot/healthy-living/contraception/contraceptive-implant/
    Truy cập ngày 30/01/2024

    x