Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Võ
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 30/09/2022

Cương sữa sinh lý sau sinh là gì? 5 cách giảm cương sữa sinh lý sau sinh cực hiệu quả

Cương sữa sinh lý sau sinh là gì? 5 cách giảm cương sữa sinh lý sau sinh cực hiệu quả
Con bú khỏe, lớn nhanh là niềm vui của mỗi mẹ. Thế nhưng không ít mẹ bỉm gặp vấn đề với nguồn sữa, trong đó có cương sữa sinh lý sau sinh, hiện tượng phổ biến hiện nay.

Hãy cùng tìm hiểu cương sữa sau sinh là gì, cương sữa sau sinh bao lâu thì hết để có cách làm giảm đau phù hợp mẹ nhé.

Cương sữa sinh lý sau sinh là gì?

Cương sữa sinh lý sau sinh có nghiêm trọng không? Sau sinh con, do sự sụt giảm hormone estrogen và progesterone, prolactin không bị ức chế nên tiết ra nhiều hơn, ngực của bạn sẽ được phát tín hiệu bắt tiết ra sữa. Do đó, mẹ có thể thấy sữa bắt đầu xuất hiện từ 1 – 4 ngày sau sinh. Giai đoạn này bạn sẽ thấy sự thay đổi kích thước ở ngực rõ ràng, vú sẽ to hơn, có thể xuất hiện hạch ở nách.

Cương sữa sinh lý sau sinh là khi mô vú chứa quá nhiều sữa, máu và các chất lỏng khác. Sữa được tạo ra nhờ 2 loại hormone chính là oxytocin (co bóp tuyến sữa) và prolactin (tạo sữa). Khi lượng oxytocin tiết ra quá ít sẽ không đủ để co bóp tuyến sữa làm cho nang sữa không thoát ra gây nên tình trạng cương sữa sinh lý sau sinh.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây ra cương sữa sinh lý sau sinh như:

cương sữa sinh lý sau sinh là gì

  • Bé ngậm núm vú nhưng không bú làm cho tuyến sữa không thoát ra ngoài, dễ dẫn đến ngực căng cứng. Do đó, mẹ nên biết làm gì khi bé không chịu bú để không gặp phải tình trạng cương sữa.
  • Ngực của mẹ tạo ra nhiều sữa hơn lượng sữa con cần bú, khi đó sữa sẽ bị đọng lại ở bầu ngực và gây ra hiện tượng cương sữa sinh lý sau sinh.
  • Bé bú không thường xuyên cũng dễ gây ra hiện tượng này.
  • >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục

    Cương sữa sau sinh bao lâu thì hết?

    Tình trạng cương sữa sau sinh bao lâu thì hết? Hiện tượng cương sữa sinh lý sau sinh thường kéo dài 1 – 2 ngày hoặc lâu nhất là 5 ngày và sẽ được thuyên giảm nếu bé bú hết lượng sữa tồn đọng.

    Đối với trường hợp cương sữa sinh lý sau sinh thì cách đối phó tốt nhất là cho trẻ bú đều đặn hoặc chăm vắt sữa. Khi trẻ bú khỏe sẽ giúp tuyến sữa được lưu thông và ngực mẹ êm dịu hơn.

    Trường hợp phải dùng dụng cụ hút sữa bằng tay thì nên bảo quản sữa ở ngăn mát để giữ trọn chất dinh dưỡng và không bị vón cục.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa mẹ rã đông có mùi tanh: Mẹ nên biết những điều này trước khi cho con dùng

    Sữa căng đau quá phải làm sao?

    Sữa căng đau quá phải làm sao?
    Sữa căng đau quá phải làm sao?

    Sữa căng đau quá phải làm sao? Trường hợp sữa về quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngực mẹ bị tổn thương, tắc tia sữa và áp xe cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nên, Marry Baby sẽ giúp mẹ thoát khỏi tình trạng cương sữa sinh lý sau sinh chỉ với 5 cách dưới đây.

    1. Giảm cương sữa sinh lý sau sinh bằng cách cho con bú thường xuyên

    Sau sinh, mẹ có dấu hiệu sữa về nhiều căng tức phải làm sao? Cách đơn giản nhất là mẹ hãy cho con bú nhiều tư thế khác nhau và cho bé bú nhiều cữ ở đều cả 2 bên vú.

    Khi cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau và đều ở 2 vú sẽ giúp trẻ dễ tiếp cận với nhiều tia sữa và giảm nguy cơ ứ đọng hoặc áp xe vú sau sinh. Đây cũng là giải pháp giúp mẹ giảm cương sữa sinh lý sau sinh được nhiều người áp dụng.

    2. Sử dụng máy hút sữa

    Máy hút sữa là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp mẹ giảm cương sữa sinh lý sau sinh hiệu quả.

    Mẹ sử dụng máy hút sữa vừa giúp khắc phục vòng một chảy xệ sau sinh, vừa giúp hút cạn lượng sữa còn tồn đọng trong ngực làm ngực giảm cương sữa sinh lý sau sinh.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả vừa lợi cho mẹ vừa tốt cho con

    Cương sữa sinh lý sau sinh phải làm sao? Nên hút sữa sau sinh

    3. Chườm ngực bằng cách chườm lạnh hoặc tắm nóng

    Hầu hết mẹ bỉm đều chọn cách chườm lạnh hoặc tắm nóng để giúp ngực giảm cương sữa sinh lý sau sinh bởi vừa tiết kiệm vừa dễ thực hiện.

    Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm đến các liệu pháp thiên nhiên như đắp lá bắp cải hoặc lô hội, vì bên trong 2 loại thực vật này đều chứa phytoestrogen có tác dụng chính là giảm sưng các mô. Lưu ý là nên vệ sinh bầu ngực và rửa sạch lá bắp cải trước khi đắp để tránh gây viêm hoặc ngứa núm vú.

    Chú ý nếu không đảm bảo yếu tố vệ sinh thì không nên áp dụng phương pháp này nhé.

    4. Massage nhẹ nhàng

    Thường xuyên massage nhẹ nhàng mỗi tối là cơ chế giúp đánh tan phần ngực bị cương sữa. Mỗi động tác massage sẽ góp phần kích thích dòng sữa được lưu thông tốt hơn.

    Mẹ có thể tự thực hiện giải pháp giảm cương sữa sinh lý sau sinh này hoặc nhờ chồng để tăng thêm sự gắn kết giữa vợ chồng.

    Mẹ thực hiện massage bằng cách đỡ ngực nhẹ nhàng bằng một tay, tay còn lại sẽ xoa bóp vùng dưới vú tạo sự thư giãn, thực hiện mỗi ngày một lần để giúp ngực mềm hơn.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ hãy massage sau sinh để kích sữa, thư giãn tinh thần và nhanh hồi phục sức khỏe nhé!

    5. Dùng thuốc giảm đau giúp giảm cương sữa sinh lý sau sinh

    Phương pháp cuối cùng giúp giảm cương sữa sinh lý sau sinh ít được bác sĩ khuyến khích sử dụng nhất. Trường hợp mẹ bị căng tức quá mức chịu đựng thì hãy đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ thăm khám và kê đơn với liều lượng phù hợp.

    Các mẹ không nên tự ý mua thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và các chất dinh dưỡng bên trong sữa.

    Cương sữa sinh lý sau sinh là biểu hiện thường gặp ở mẹ bỉm. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng với các giải pháp trên. Tuy nhiên, nếu biểu hiện cương sữa sinh lý sau sinh trở nặng đến mức không thể ngồi được thì mẹ nên nhờ anh xã đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1/ Breast engorgement

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/breast-engorgement

    Truy cập ngày 22/08/2022

    2/ What will happen to your breasts after birth?

    https://www.nct.org.uk/labour-birth/you-after-birth/what-will-happen-your-breasts-after-birth

    Truy cập ngày 22/08/2022

    3/ Treatments for breast engorgement during lactation

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4161489/

    Truy cập ngày 22/08/2022

    4/ Treatment for breast engorgement (overfull, hard, painful breasts) in breastfeeding women

    https://www.cochrane.org/CD006946/PREG_treatment-breast-engorgement-overfull-hard-painful-breasts-breastfeeding-women

    Truy cập ngày 22/08/2022

    5/ How to take care of the mother during the lactation period after giving birth

    https://hhma.org/healthadvisor/aha-engorgem-pep/#:~:text=What%20is%20postpartum%20breast%20engorgement,is%20called%20postpartum%20breast%20engorgement.

    Truy cập ngày 22/08/2022

     

    x