Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/12/2023

6+ Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú các mẹ không thể bỏ qua

6+ Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú các mẹ không thể bỏ qua
Dấu hiệu rụng trứng sau sinh cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của bạn đã bắt đầu quay trở lại. Trong giai đoạn này, nếu hai vợ chồng “gần gũi” mà không dùng các biện pháp tránh thai thì có thể “vỡ kế hoạch”.

Để tránh mang thai ngoài ý muốn, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú trong bài viết này. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Hiện tượng rụng trứng sau sinh là gì?

Trong thời kỳ mang thai, buồng trứng trải qua một thời gian “tạm ngưng hoạt động”. Thời gian này sẽ tiếp tục kéo dài sau sinh và dài hay ngắn tuỳ thuộc bà mẹ có cho con bú hoàn toàn hay không. Khi hoạt động chọn lọc và phát triển nang noãn quay trở lại, nếu có trứng trưởng thành sẽ có hiện tượng phóng noãn (hay rụng trứng).

>> Bạn có thể xem thêm: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Nhìn chung, các dấu hiệu rụng trứng khi cho con bú cũng ít nhiều giống với dấu hiệu rụng trứng ở phụ nữ bình thường. Sự khác biệt đôi khi do hoạt động nội tiết bị xáo trộn chưa bình ổn, những vấn đề tâm lý hay áp lực sau sinh và chăm con. Do đó, nếu bạn rụng trứng khi đang cho con bú sẽ có dấu hiệu sau:

1. Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung

Chất nhầy ở cổ tử cung tiết ra âm đạo giống như “lòng trắng trứng” chính là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú, bạn sẽ có cảm giác hơi ẩm ướt hơn bình thường, nhưng không phải ai cũng nhận ra và không phải lúc nào cảm giác này cũng cho thấy bạn đang rụng trứng. Hầu như, phụ nữ nào cũng đều gặp phải trường hợp cổ tử cung tiết ra chất nhầy khi đến thời kỳ rụng trứng nhưng không phải chất nhầy của ai cũng giống nhau.

Tăng chất nhầy cổ tử cung là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú
Tăng chất nhầy cổ tử cung là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

2. Thay đổi thân nhiệt

Đối với hầu hết phụ nữ, giai đoạn trước khi rụng trứng, cơ thể sẽ có thân nhiệt ổn định. Khi gần đến ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhẹ và tăng hơn sau khi rụng trứng. Khá khó để bạn có thể tự cảm nhận được sự thay đổi thân nhiệt, bạn có thể đo nhiệt độ cơ thể vào một khoảng thời gian cố định trong ngày để theo dõi biểu đồ thân nhiệt.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

3. Thay đổi vị trí hoặc độ cứng của cổ tử cung

Cổ tử cung trải qua nhiều thay đổi khi phụ nữ rụng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, cao lên, mở ra và ẩm ướt. Tuy nhiên, thật khó để phụ nữ có thể tự cảm nhận được sự thay đổi vị trí cổ tử cung để nhận ra ngày rụng trứng.

4. Khứu giác nhạy cảm

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú: Khứu giác trở nên nhạy cảm

Một dấu hiệu rụng trứng khi đang cho bú khác là khứu giác trở nên nhạy cảm hơn trong giai đoạn này. Có một số phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với các mùi cơ thể của nam giới trong giai đoạn dễ thụ thai. Tuy nhiên, rụng trứng sau sinh này không phải là dấu hiệu đáng tin cậy.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ sau sinh an toàn và những điều sản phụ cần biết

5. Ngực sưng và căng đau

Dấu hiệu núi đôi nhạy cảm hơn là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể khiến bạn bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai hoặc các vấn đề về liên quan đến bầu ngực trong giai đoạn cho con bú.

Trong giai đoạn sắp rụng trứng, cơ thể của phụ nữ sẽ tăng sản xuất hormone estrogen. Đây là loại hormone thường tăng cao khi vào thời điểm rụng trứng và có khả năng kích thích mô vú. Do đó, ngực của bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ.

6. Buồn nôn và chóng mặt

Buồn nôn và chóng mặt là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Sự tăng cao của hormone estrogen và progesterone trong giai đoạn tiền kinh nguyệt dẫn đến ảnh hưởng hệ thần kinh khiến horrmone histamine tăng cao nên gây ra buồn nôn và chóng mặt. Đây cũng là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú bạn có thể gặp phải.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các dấu hiệu rụng trứng sau sinh như xuất hiện đốm máu, táo bón, khó chịu trong người, đau bụng, đầy bụng, tăng ham muốn tình dục,…

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì rụng trứng?

Sau khi tìm hiểu các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú; chúng ta cần tìm hiểu thêm vấn đề phụ nữ sau sinh bao lâu thì rụng trứng. Thời gian từ lúc bạn sinh con cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại ở mỗi người là khác nhau.

Trường hợp không cho con bú có thể rụng trứng sớm nhất là từ 5 đến 6 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú, hormone tăng tiết sữa sẽ không trở lại như mức trước khi mang thai làm trì hoãn quá trình rụng trứng và không thể biết được thời gian chính xác.

Việc quay lại chu kỳ kinh nguyệt của thai phụ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen cho con bú và độ nhạy cảm của cơ thể với hormone. Có những phụ nữ phải mất vài tháng hoặc vài năm để quá trình rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt? Giải đáp tất tần tật về kinh nguyệt sau sinh mổ

Rụng trứng khi cho con bú có thể có thai không?

Rụng trứng khi cho con bú có thể có thai không?

Khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú nào thì cũng là lúc bạn đã có thể mang thai trở lại.

Nếu bạn không nhận biết rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con thì sẽ không biết rằng khả năng mang thai đã trở lại cho đến khi có kinh lần đầu tiên sau khi sinh.

Bên cạnh vấn đề rụng trứng sau sinh; bạn cũng nên tìm hiểu các dấu hiệu mang thai trộm sau sinh để nhận biết có phải mình đã mang thai hay chưa nhé.

Một số biện pháp tránh thai an toàn sau sinh

Khi bạn đã nhận biết được các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Nếu chưa muốn sinh con kế thì bạn hãy áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn sau sinh dưới đây nhé:

  • Triệt sản: Đây là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Nếu vợ chồng bạn không muốn sinh thêm con thì có thể áp dụng cách ngừa thai này.
  • Bao cao su: Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm bao cao su dành cho nam và nữ. Bạn có thể chọn 1 trong 2 loại để ngừa thai sau khi sinh nhé.
  • Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai có 2 loại gồm vòng vòng tránh thai dạng chữ T chứa đồng và vòng tránh thai có chứa nội tiết levonorgestrel. Bác sĩ sẽ đặt vòng tránh thai vào lòng tử cung để giúp bạn tránh thai.
  • Que cấy ngừa thai Implanon: Que cấy ngừa thai chứa nội tiết etonogestrel được cấy dưới da và có tác dụng ngừa thai trong 3 năm. Sau 3 năm hoặc sau khi tháo que cấy, bạn vẫn có thể mang thai trở lại như bình thường. Đây là phương pháp ngừa thai tạm thời có hiệu quả cao nhất cho đến hiện tại.
  • Uống thuốc ngừa thai hàng ngày: Hiện nay, trên thị trường có hai loại thuốc ngừa thai hàng ngày gồm thuốc chỉ chứa hormone progestin và thuốc phối hợp hai loại hormone estrogen + progestin. Khi bạn chọn sử dụng 1 trong 2 loại thuốc này thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về thời điểm để sử dụng cho hợp lý nhé.
  • Thuốc tiêm tránh thai (DMPA): Thuốc tránh thai dạng tiêm có chứa hormone progestin gọi là depot medroxyprogesterone acetate (DMPA) và có tác dụng kéo dài trong 3 tháng. Khi quyết định thực hiện biện pháp ngừa thai này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Như vậy, bạn đã nắm rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú rồi. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này thì khả năng mang thai của bạn đã quay trở lại. Do đó, khi vợ chồng bạn ân ái thì hãy sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa muốn sinh con kế nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. What is Ovulation?
    https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/infertility/understanding-ovulation/
    Truy cập ngày 13/12/2023

    2. Ovulation Symptoms – Am I Ovulating?
    https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/infertility/signs-of-ovulation/
    Truy cập ngày 13/12/2023

    3. Ovulation Symptoms – How to Know If You’re Ovulating?
    https://fertilityfoundation.org/ovulation-symptoms-signs-of-ovulation/
    Truy cập ngày 13/12/2023

    4. Getting pregnant while breastfeeding
    https://www.breastfeeding.asn.au/resources/getting-pregnant-while-breastfeeding
    Truy cập ngày 13/12/2023

    5. Phụ nữ sau sinh tránh thai bằng phương pháp nào?
    https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/ke-hoach-gia-dinh/bien-phap-tranh-thai/phu-nu-sau-sinh-tranh-thai-bang-phuong-phap-nao/
    Truy cập ngày 13/12/2023

    x