Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phụ nữ bị đau tức cửa mình sau sinh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau và phải gặp không ít phiền phức. Dưới đây là những nguyên nhân khiến mẹ đau tức cửa mình sau sinh và những cách chữa trị để bạn yên tâm hơn nhé.
Khi con chui ra từ đường cửa mình của mẹ thì bàng quang sẽ bị kéo căng và có thể gây tổn thương thần kinh cũng như cơ ở vùng kín trong một thời gian ngắn. Điều này khiến cho mẹ khó đi vệ sinh và thấy đau tức cửa mình trong thời gian đầu ngay sau khi sinh con.
Mặc khác, hầu hết các chị em trong lúc sinh nở đều bị rách tầng sinh môn, vì đầu của con lớn hơn cửa mình của mẹ. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng.
Do đó, các hoạt động nhỏ như hắt hơi, ho, đi tiểu cũng làm cho mẹ cảm thấy đau tức cửa mình sau sinh và gây khó chịu. Ngoài ra, nước tiểu có tính axit nên sẽ gây đau rát cho vết thương chưa lành ở cửa mình.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?
Mẹ đang cho con bú bị đau tức cửa mình sau sinh không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để giảm đau, vì tác dụng của thuốc có thể gây hại cho con và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là cách làm dịu vết thương bằng phương pháp tự nhiên tại nhà để bạn hạn chế cơn đau tức cửa mình sau sinh.
Nước đá lạnh giúp dây thần kinh của vùng da ở cửa mình bị tê liệt tạm thời nên sẽ làm giảm cơn đau tức cửa mình cho mẹ dễ chịu hơn. Cách này thật đơn giản, tiện lợi và khá hiệu quả cho các chị em tự áp dụng tại nhà.
Mẹ có thể lấy nước đá bỏ vào túi nilon rồi cột chặt và bọc lại bằng một cái khăn mềm hoặc khăn sữa đã giặt sạch để tránh dây nước vào cửa mình. Sau đó, bạn chườm liên tục khoảng 15-20 phút mỗi giờ cho đến khi thấy giảm đau. Bạn lưu ý tránh để đá trực tiếp lên cửa mình vì có thể gây bỏng và viêm.
Cửa mình của chị em sau sinh chịu nhiều tổn thương nên rất dễ bị đau và trầy xước dù là tác động nhỏ. Do đó, mẹ nên dùng máy sấy tóc thay vì khăn lông để làm khô hoàn toàn cửa mình nhằm hạn chế sự cọ xát gây đau rát sau khi đi vệ sinh, ngâm rửa hoặc làm vệ sinh cửa mình.
Mặt khác, nếu chị em để cho vùng cửa mình bị ẩm ướt thì vi trùng sẽ dễ xâm nhập gây viêm và nấm vùng kín. Do đó, mẹ nên đứng hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, bật máy sấy tóc với nhiệt độ nóng thấp nhất và di chuyển liên tục xung quanh hông, mông, đùi với khoảng cách an toàn và không sấy lâu quá 3 phút.
Bạn cũng cần lưu ý vệ sinh máy sấy cẩn thận trước khi làm khô cửa mình bằng phương pháp này bởi vì bụi và vi khuẩn cũng có thể ẩn chứa rất nhiều trong máy sấy, gây hại cho bạn.
Mẹ có thể mua bồn tắm ngồi chuyên rửa vùng kín để ngâm cửa mình bằng nước ấm trong 15-20 phút. Các mạch máu ở vùng cửa mình sẽ giãn nở ra, lưu thông tốt hơn nên sẽ làm dịu cơn đau.
Bạn lưu ý nên vệ sinh bồn tắm thường xuyên và nước ngâm phải sạch. Trong trường hợp vùng kín bắt đầu bị viêm và có mùi hôi thì bạn không nên áp dụng cách này vì dễ làm viêm nhiễm lan rộng.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!
Sau khi sinh, mẹ không nên mặc đồ lót và quần áo chật vì sẽ gây tổn thương và khó chịu. Mặc khác, quần lót chật cũng làm chèn ép các mạch máu và hầm bí vùng kín nên làm kéo dài thời gian bị đau tức cửa mình và viêm phụ khoa.
Tốt nhất, mẹ nên chọn đồ lót và quần áo cotton dễ thấm hút mồ hôi và thông thoáng tốt. Bạn cũng nên thay đồ lót thường xuyên khi đã có mùi hôi và ẩm ướt.
Hệ tiêu hóa của sản phụ còn rất yếu nên dễ bị táo bón sau sinh. Nếu mẹ bị táo bón và rặn thì sẽ ảnh hưởng đến vết rách, gây đau tức cửa mình sau sinh.
Để tránh cơ thể bị sinh nhiệt gây ra chứng táo bón, bạn nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, các loại trái cây chua. Thay vào đó, mẹ cần uống nhiều nước, rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin cũng như giải nhiệt cơ thể. Các thực phẩm bao gồm mồng tơi, rau dền, bồ ngót, đu đủ, cam…
Bài tập Kegel tác động lên vùng kín bằng cách siết chặt cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu sẽ nằm ở ngay vị trí mà khi bạn nín tiểu lại sẽ cảm nhận được. Chị em có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái rồi siết chặt cơ sàn chậu trong 5 giây thì nghỉ 10 giây, nếu mẹ cảm thấy không siết được 5 giây thì có thể giảm xuống 2-3 giây và cứ tiếp tục làm 10 lần như vậy. Khi đã tập quen, mẹ từ từ tăng thời gian siết sàn chậu và có thể làm nhiều hơn để giảm đau tức cửa mình sau sinh và cải thiện tình trạng giãn rộng vùng kín.
Thông thường sau khi sinh 6 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cửa mình, tử cung và cổ tử cung cũng như đo huyết áp và cân nặng của mẹ. Khi tất cả các cơ quan ổn định là thời điểm thích hợp cho việc vận động như tập thể dục hoặc bắt đầu quan hệ. Nhưng nếu như chị em gặp một số tình trạng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm:
Đau tức cửa mình sau sinh là một tình trạng khá phổ biến ở các chị em đã trải qua quá trình sinh nở. Mẹ hãy thử áp dụng các cách giảm đau tại nhà để làm dịu cơn đau. Nếu tình trạng đau kéo dài và có kèm theo các vấn đề khác thì mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám sớm nhé.
Ngọc Trân
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.