Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để giải đáp những câu hỏi trên, mẹ hãy đồng hành cùng MarryBaby theo dõi bài viết về đau xương mu sau sinh dưới đây nhé!
Xương mu là một phần cấu trúc của xương chậu và được kết nối với nhau bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp mu nối 2 ngành xương mu nhờ hệ thống dây chằng. Trong quá trình mang thai, thai nhi càng lớn khiến áp lực đè các cấu trúc này khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
Sau sinh, vì nhiều nguyên nhân ví dụ dãn khớp mu quá mức khi sinh, vận động nhiều, thiếu chất hay đau từ suốt những ngày tháng mang thai…cũng có thể dẫn đến đau xương mu.
Cơn đau xương mu sau sinh có thể lan ra ở hai bên bẹn và đùi, hay đau khung chậu. Ngoài ra, cơn đau cũng âm ỉ và kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ.
Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung to lên khiến khung xương chậu cũng biến đổi theo. Tình trạng đau vùng xương mu sau khi sinh thường do các nguyên nhân dưới đây gây ra:
Sau khi sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu. Theo các chuyên gia, khoảng gần 6 tháng, cơ thể mẹ mới hồi phục hoàn toàn. Do đó, mẹ sau sinh thường được khuyên không nên vận động mạnh vì sẽ khiến thời gian phục hồi kéo dài lâu hơn, bao gồm cả cơn đau xương mu.
>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết
Trong suốt thai kỳ cũng như lúc sinh nở, cơ thể mẹ sẽ dễ bị thiếu hụt canxi, vitamin D, vitamin B12 hoặc do sự thay đổi của hormone, do mẹ phải thức khuya chăm con, không nghỉ ngơi đủ, gây ảnh hưởng hoạt động của dây thần kinh ngoại vi, gây tê, đau khớp, kể cả cơn đau xương mu.
Nếu nguyên nhân nằm ở đây, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng canxi vào chế độ ăn của mình. Tùy vào cơ địa mỗi người, hiện tượng đau vùng xương mu sau sinh sẽ biến mất sau một thời gian.
>>Mẹ có thể quan tâm: Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào
Mẹ sau sinh có sức đề kháng thường rất kém, kèm với quá trình tiết sản dịch kéo dài khiến mẹ phải dùng băng vệ sinh lâu ngày. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu. Khi mắc bệnh này, mẹ sẽ gặp các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, gây khó chịu vùng sau xương mu, dễ nhầm thành đau xương mu.
>>Mẹ có thể quan tâm: Sản dịch bao lâu thì hết và cách nhận biết các dấu hiệu bất thường ra sao?
Viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu cũng có thể tạo ra cảm giác đau các khu vực lân cận.
Dãn khớp mu là một phần của quá trình mang thai và sinh nở, điều này sẽ giúp em bé dễ dàng đi qua ống sinh. Tuy nhiên, nếu quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến những rối loạn sau đó.
Để biết chính xác mình có bị đau vùng xương mu sau khi sinh không, mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu sau:
Đau xương mu sau sinh là một hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Tuỳ mức độ và nguyên nhân có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau như khó khăn trong sinh hoạt của mẹ sau sinh, cụ thể:
Sưng, đau buốt vùng mu sau sinh sẽ khiến việc sinh hoạt khó khăn hơn, từ đó, mẹ sẽ cực kỳ căng thẳng, cộng với việc chăm con hay nghỉ ngơi không đủ, lo lắng vì những vẫn đề của con cũng dễ ảnh hưởng sức khoẻ mẹ.
Khi bị đau xương mu sau sinh, tâm lý e ngại, khó chịu khiến mẹ không thoải mái trong chuyện “giường chiếu”. Từ đó, đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng không kém.
>>Mẹ có thể quan tâm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn
Đau xương mu sau sinh là gì và các nguyên nhân gây đau xương mu đã rõ. Hẳn mẹ đang tò mò đau xương mu sau sinh nên xử trí ra sao?
Sau khi khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của mẹ.
Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng đau sau xương mu là gì mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.
Mẹ có thể tham khảo các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài tập vận động, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, rút ngắn thời gian điều trị.
Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập luyện điều độ, chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp xương săn chắc, giảm cơn đau xương mu. Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga, bài tập kegel… dành cho phụ nữ sau sinh.
Phương pháp này dễ thực hiện tại nhà và hiệu quả đối với trường hợp đau nhẹ, nên được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Đây cũng là cách khắc phục đơn đau xương mu sau sinh đó mẹ.
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về hiện tượng đau xương mu sau sinh. Hy vọng mẹ bỉm đã nắm được thông tin cơ bản về hiện tượng này và cách xử trí để khắc phục cơn đau. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán hay điều trị y khoa. Chúc mẹ sớm phục hồi sau sinh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Postpartum Pubic Symphysis Diastasis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537043/
Truy cập ngày 26/11/2022
2. Effect of Low Level Laser Therapy and Pelvic Stabilization Exercises on Postpartum Pelvic Girdle Pain (PGP)
https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT03606720
Truy cập ngày 26/11/2022
3. Pelvic floor
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/pelvic-floor
Truy cập ngày 26/11/2022
4. Persistent genital and pelvic pain after childbirth
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19170851/
Truy cập ngày 26/11/2022
5. What you should know about your pelvic floor: pre-pregnancy, during pregnancy and after giving birth
Truy cập ngày 26/11/2022