Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phụ nữ gặp tình trạng đờ tử cung sau sinh cần được xử trí kịp thời để cầm máu và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Để hiểu hơn về hiện tượng này, mời mẹ đọc tiếp bài viết sau đây!
Đờ tử cung là tình trạng tử cung không co bóp đủ trong và sau khi sinh. Nó có thể xảy ra với cả 2 trường hợp sinh thường và sinh mổ.
Sau khi sinh, các cơ tử cung thường tiếp tục co bóp các mạch máu để làm giảm lưu lượng máu một cách cơ học. Từ đó làm tăng khả năng đông máu để ngăn ngừa xuất huyết sau sinh.
Tuy nhiên, với đờ tử cung, các cơ tử cung không co bóp khi cần thiết khiến phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị băng huyết. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây băng huyết sau sinh và trên toàn cầu, nó được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong.
>> Mẹ có thể tham khảo: Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Có nhiều yếu tố ngăn cản cơ tử cung co bóp sau khi chuyển dạ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
Theo thống kê, những mẹ sau đây có nguy cơ mắc chứng đờ tử cung sau sinh cao hơn những mẹ khác:
Triệu chứng phổ biến nhất và quan trọng nhất của đờ tử cung là bộ phận này trong tình trạng giãn và không co lại dẫu cho em bé đã ra đời. Đây được xem là nguyên nhân chính gây xuất huyết sau sinh và đi kèm với những dấu hiệu như:
Đờ tử cung thường được chẩn đoán ngay sau khi sinh. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ trực tiếp sờ vào tử cung của người mẹ để kiểm tra trương lực tử cung. Nếu bị đờ tử cung, tử cung của người mẹ thường bị giãn to ra, mềm và chảy máu sau sinh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể ước tính lượng máu mất đi bằng cách quan sát sản dịch kết hợp với các tình trạng khác như:
Ngoài việc không thể co bóp thì các biến chứng nguy hiểm của việc đờ tử cung bao gồm:
Tình trạng thiếu máu hoặc mệt mỏi làm tăng nguy cơ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, tình trạng mất máu không kiểm soát và mất quá nhiều so với bình thường có thể dẫn đến sốc mất máu. Nếu tình trạng không được theo dõi và can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Theo các chuyên gia, khi sinh con tại những cơ sở y tế bị hạn chế về thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe, sản phụ bị đờ tử cung có nguy cơ tử vong do băng huyết sau sinh khá cao.
>> Mẹ có thể tham khảo: Tổng hợp chi phí sinh con tại các bệnh viện Phụ sản ở TP. HCM
Chính vì vậy, việc kịp thời chẩn đoán và điều trị là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng cho phụ nữ sau sinh.
Biện pháp điều trị đầu tiên sẽ nhắm đến mục đích cầm máu và bù đắp lượng máu đã mất bằng cách truyền dịch cũng như truyền máu kịp thời, nhanh chóng. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ giảm nhẹ cũng bao gồm:
nhẹ cũng bao gồm:
Sau khi sinh bé thành công, bác sĩ nhẹ nhàng kéo phần cuối của dây rốn để tách toàn bộ nhau thai khỏi thành tử cung. Xoa đáy tử cung giúp thúc đẩy các cơn co thắt mạnh hơn và đẩy hết lượng máu còn sót lại ra khỏi tử cung.
Bản thân sản phụ hoặc người nhà cũng có thể phối hợp với bác sĩ tự xoa đáy tử cung, đặc biệt trong 2 giờ đầu sau sinh. Xoa đến khi tử cung tạo thành khối cứng trên bụng là đạt. Nếu thấy tử cung còn mềm, không sờ chạm đáy thì phải tích cực xoa liên tục.
Bác sĩ cũng có thể cho mẹ sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện trương lực của tử cung và gây ra các cơn co thắt tử cung, chẳng hạn như oxytocin, carbetocin, methylergonovine và prostaglandin
Khi cố gắng cầm máu không kiểm soát được, bác sĩ sản khoa có thể tiến hành kỹ thuật chèn ép, hoặc áp lực lên thành tử cung để hạn chế mất máu. Phương pháp này thường bao gồm việc đóng gói tử cung và âm đạo bằng gạc hoặc làm phồng khoang tử cung bằng bóng Bakri
Trường hợp nghiêm trọng vẫn không giải quyết được tình trạng chảy máu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để buộc các mạch máu. Cắt bỏ tử cung là biện pháp cuối cùng dành cho những trường hợp chảy máu dai dẳng hoặc mất máu nhiều.
Thật đáng buồn rằng hiện nay y học vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa không để tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa sẽ hỗ trợ bạn hết mức có thể về vấn đề này trong các giai đoạn chuyển dạ. Nếu phát hiện nguy cơ, quy trình quản lý giúp tử cung go tốt sẽ được áp dụng.
Việc xoa đáy tử cung ngày càng trở thành biện pháp phổ biến sau khi nhau sổ ra ngoài để giảm nguy cơ các triệu chứng của tử cung bị đờ sau sinh. Bên cạnh đó, việc bổ sung các vitamin thai kỳ và sắt đều đặn trong khi mang thai cũng có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu và các biến chứng khác.
>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu để bổ sung vitamin?
Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng đờ tử cung. Đây là hiện tượng nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong sau khi sinh. Vì vậy, để có thể xử trí kịp thời và an toàn trong trường hợp phát hiện đờ tử cung, mẹ nên chọn sinh ở những bệnh viện lớn có đầy đủ thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
What Is Atony of the Uterus?
https://www.healthline.com/health/pregnancy/complications-delivery-uterine-atony ngày truy cập 9/3/2022
Uterine Atony: Causes, Signs, Treatment and Prevention
https://parenting.firstcry.com/articles/uterine-atony-causes-signs-risks-and-treatment/ ngày truy cập 9/3/2022
How is uterine atony-related postpartum hemorrhage (PPH) treated?
https://www.medscape.com/answers/275038-187562/how-is-uterine-atony-related-postpartum-hemorrhage-pph-treated ngày truy cập 9/3/2022
Uterine atony: definition, prevention, nonsurgical management, and uterine tamponade
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19324236/ ngày truy cập 9/3/2022
Uterine Atony: What Is It, Risk Factors, Treatment, and More
https://www.osmosis.org/answers/uterine-atony ngày truy cập 9/3/2022
Uterine Atony
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK493238/ ngày truy cập 9/3/2022