Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau 9 tháng chờ đợi, niềm vui vỡ òa khi mẹ gặp mặt con yêu. Chắc hẳn mẹ sẽ dành phần lớn thời gian và tâm trí chăm lo cho thiên thần bé bỏng. Tuy nhiên, đừng quên rằng mẹ cũng phải chăm sóc bản thân một cách chu đáo nhất. Vì phụ nữ sau sinh yếu ớt như rắn lột da, dễ bị hậu sản. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh để can thiệp sớm trước khi quá muộn mẹ nhé.
Hậu sản để chỉ thời gian cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở. Theo y học hiện đại, giai đoạn này thường kéo dài 6 tuần sau sinh. Vậy hậu sản sau sinh là gì? Theo quan niệm dân gian, hậu sản là thời kỳ 3 tháng ở cữ. Đây là thời điểm người mẹ phải kiêng cữ và được chăm sóc đặc biệt để phòng tránh một số bệnh hậu sản.
Hiểu rõ về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh, sản phụ sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Phụ nữ bị hậu sản sau sinh (còn gọi là hậu sản mòn) thường gầy gò, ốm yếu, ăn uống kém, suy nhược về tinh thần và thể chất kéo dài. Điều này dẫn đến việc sức khỏe người mẹ sa sút, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh hậu sản.
Một hệ lụy khác kéo theo là mẹ không đủ sức chăm con cũng như thiếu sữa cho bé bú hoặc nguồn sữa không đảm bảo dinh dưỡng, từ đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, nếu nhận thấy dấu hiệu bị sản hậu bạn cần đến bệnh biện để khám sức khỏe ngay.
>>> Bạn có thể xem thêm: Hậu sản mòn – “Kẻ cắp” dinh dưỡng của mẹ và bé
Bên cạnh dấu hiệu bị sản hậu, người mẹ thường gặp vấn để sản hậu cả về tâm lý và thể chất trong 6 tuần đầu sinh gọi là bệnh hậu sản. Việc hiểu rõ dấu hiệu bị sản hậu sau sinh hay các bệnh hậu sản sẽ giúp can thiệp sớm ngăn ngừa các rủi ro, biến chứng nếu có.
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh nhưng mẹ có biết băng huyết là gì? Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.
Triệu chứng bệnh hậu sảnkhi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…
Một số nguyên nhân gây băng huyết như tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh (đặc biệt đẻ ở tư thế đứng), sót nhau, đẻ non hoặc đẻ thai lưu, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng… Băng huyết cần có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Xử trí băng huyết sau sinh: Mẹ nên biết để không tử vong!
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị sản hậusau sinh nhưng mẹ có biết tiền sản giật sau sinh là gì? Tiền sản giật sau sinh tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trong vòng 48 giờ hoặc muộn nhất là sáu tuần sau khi sinh. Nó tương tự như chứng tiền sản giật (nhiễm độc thai nghén) xảy ra trong thai kỳ.
Đôi khi bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trừ khi sản phụ theo dõi huyết áp của mình. Nếu mẹ có các triệu chứng sau thì cần nghi ngờ mình bị tiền sản giật sau sinh và cần khám ngay lập tức: đau đầu dữ dội, phù nề, mờ mắt, ù tai, co giật…
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh nhưng mẹ có biết nhiễm khuẩn hậu sản là gì? Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ đường sinh dục và thâm nhập vào cơ thể sản phụ thông qua ngõ âm đạo, cổ từ cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục. Vi khuẩn gây bệnh đến từ dụng cụ đỡ đẻ, cơ thể sản phụ hoặc môi trường xung quanh.
Triệu chứng bệnh hậu sản do nhiễm khuẩn gồm nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, viêm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch… Triệu chứng ban đầu thường sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh nhưng mẹ có biết cơn co tử cung là gì? Những cơn co thắt tử cung có thể gây đau đớn cho sản phụ nhưng là những cơn co tự nhiên và có lợi nhằm tống các máu cục, sản dịch còn sót lại bên trong ra ngoài.
Hơn nữa, khi mang thai, tử cung của mẹ giãn nở theo trọng lượng thai nhi. Sau khi sinh, tử cung sẽ co hồi để mau trở về kích thước ban đầu. Nếu trẻ bú mẹ, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Cơn đau càng mạnh thì tử cung của mẹ càng mau co lại.
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh nhưng mẹ có biết bế sản dịch là gì? Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.
Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Đồng thời, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài. Mẹ cũng lưu ý khi nằm không nên bắt chéo hai chân vì sẽ khiến sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy ra hết.
>>> Bạn có thể xem thêm: Sản dịch sau sinh là gì? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu sắp sinh
Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, để phòng tránh táo bón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ. Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết cách xoa bụng để chữa táo bón sau sinh? Hãy xem thêm để khắc phục tình trạng này nhé.
Bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.
Theo đó, búi trĩ sưng to sau sinh, gây cảm giác đau mỗi khi mẹ muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ vì đau mà nhịn, càng nhịn lại càng làm bệnh nặng hơn.
>>> Bạn có thể xem thêm: Nỗi lòng khó tỏ cùng ai khi mẹ bị trĩ sau sinh
Hiện tượng tắc tia sữa là hiện tượng sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ mỗi khi bé mút. Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, thậm chí là hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng.
Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Vì thế bạn cần áp dụng những cách chữa tắc tia sữa để giảm tình trạng viêm nhiễm này.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật khá phổ biến mà mẹ phải trải qua khi sinh thường. Tầng sinh môn có nhiều mạch máu, vì vậy vết khâu sau sinh thực tế rất mau lành chỉ cần được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ. Vài ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy đau và khó chịu mỗi khi vận động đi lại. Cảm giác đau sẽ giảm sau đó, không có gì đáng lo.
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị sản hậu sau sinh nhưng mẹ có biết đau tầng sinh môn khi nào thì cần chữa trị? Nếu phát hiện vết thương đau nhức, sưng tấy, phù nề, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, đặc biệt là xuất hiện dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.
Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi? Nếu biết cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn, cơ quan sinh dục sẽ hồi phục trong vòng 6 tuần.
Đây là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi mẹ ho, hắt hơi hay cười. Nguyên nhân là do các mô, cơ hỗ trợ niệu đạo, bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị tổn thương. kéo giãn trong thời gian mang thai và sinh nở.
Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết làm sao để cải thiện việc tiểu không tự chủ. Để khắc phục tình trạng, mẹ đừng quên thực hiện bài tập Kegel và các bài tập sàn khung chậu thường xuyên.
Lo lắng, trầm cảm thuộc nhóm bệnh hậu sản nhưng cũng là một trong những dấu hiệu bị hậu sản sau sinh. Trong 3 tháng đầu sau sinh, cứ 100 phụ nữ thì có đến 15 người trầm cảm sau sinh. Đây là một tỷ lệ không hề nhỏ. Bệnh có thể ở nhiều cấp độ, từ thoáng qua, nhẹ cho đến nặng.
Việc quan trọng là sản phụ cần nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nhận được sự quan tâm của người bạn đời, người thân để vượt qua những rối loạn cảm xúc không mong muốn.
>>> Bạn có thể xem thêm: Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ
Ngoài dấu hiệu bệnh sản hậu, chăm sóc mẹ sau sinh cũng là một chủ đề không chỉ mẹ mà cả bố cũng cần phải tham khảo. Vì mẹ có khỏe, có nhanh hồi phục hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người bạn đời.
Một số kiến thức mẹ cần biết:
– Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách
– Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít, trắng hồng, thơm tho
Bên cạnh 14 điều cần kiêng cữ sau sinh, chắc chắn sau đây là những thắc mắc mẹ quan tâm.
– Sau sinh bao lâu thì được dùng điện thoại
– Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy
– Sau sinh kiêng cầm chổi quét nhà có đúng không
– Sau sinh bao lâu thì được ra đường
– Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?
– Cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh “vỡ kế hoạch”
Trong quá trình hồi phục sau sinh, bên cạnh dấu hiệu bị hậu sản sau sinh, nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, mẹ hãy nhập viện để kiểm tra sức khỏe ngay nhé.
– Chảy máu âm đạo nhiều, tăng lên mỗi ngày (thay vì giảm) hoặc thấm hơn một miếng băng mỗi giờ.
– Ớn lạnh hoặc sốt hơn 38 độ C.
– Chóng mặt, ngất xỉu.
– Thay đổi thị lực, đau đầu dữ dội, dai dẳng.
– Tiểu đau hoặc tiểu khó.
– Tim đập nhanh, đau ngực hoặc khó thở.
– Nôn mửa.
– Vết mổ, vết cắt tầng sinh môn làm mủ, chảy mủ hoặc sưng tấy, đỏ.
– Đau bụng dưới ngày càng tăng.
– Ngực sưng, đỏ, có cảm giác nóng khi chạm vào.
– Cơ thể phù nề.
Mong rằng khi nắm rõ dấu hiệu bị sản hậu sau sinh cũng như kiến thức về bệnh hậu sản; mẹ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe để thời gian ở cữ trở nên thoải mái và không quá áp lực.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Postpartum Care Clinic
https://my.clevelandclinic.org/departments/obgyn-womens-health/depts/postpartum-care-clinic
Ngày truy cập: 9/6/2022
2. The New Mother: Taking Care of Yourself After Birth
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-new-mother—taking-care-of-yourself-after-birth-90-P02693
Ngày truy cập: 9/6/2022
3. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery)
https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/
Ngày truy cập: 9/6/2022
4. Postpartum Care: An Approach to the Fourth Trimester
https://www.aafp.org/afp/2019/1015/p485.html
Ngày truy cập: 9/6/2022
5. Taking Care of Yourself After Having a Baby
https://www.aafp.org/afp/2005/1215/p2497.html
Ngày truy cập: 9/6/2022