Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn biết cách đối phó “những vị khách” phiền toái này nhé.
Dưới đây là giải thích chi tiết về hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh. Đây là tình trạng khi các cơ và mô hỗ trợ tử cung bị yếu hoặc giãn ra, khiến tử cung tụt xuống vào ống âm đạo hoặc thậm chí lộ ra ngoài âm đạo
Hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt có thể là dấu hiệu của sa sinh dục, sa tử cung hay sa dạ con (pelvic organ prolapse).
Tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, nằm trong vùng chậu, có vai trò nuôi dưỡng thai nhi trong thai kỳ. Sau khi sinh, tử cung sẽ co dần về kích thước ban đầu.
Sa tử cung xảy ra khi các cơ, dây chằng sàn chậu yếu đi, khiến tử cung tụt xuống âm đạo hoặc lộ hẳn ra ngoài, thường kèm theo tình trạng sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.
Khi gặp tình trạng này, bạn thường có cảm giác nặng nề, áp lực vùng chậu, nhìn hoặc cảm thấy bị lồi cục thịt ở cửa mình, tiết dịch âm đạo bất thường, đau vùng chậu, bụng dưới hoặc lưng.
Đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng sa thành âm đạo là phụ nữ sinh con nhiều lần qua đường âm đạo, lớn tuổi, tiền mãn kinh, béo phì, thừa cân,…
>> Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn chăm sóc như thế nào để nhanh lành vết thương?
Tình trạng sa tử cung có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, nếu không điều trị, việc bị sa tử cung có thể gây ra các vấn đề như:
>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh
Sau khi đã phân tích giải phẫu hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và tình trạng này chính là sa sinh dục thì việc điều trị sẽ như thế nào? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa sinh dục là gì mà bác sĩ có thể lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:
Thay đổi lối sống và vận động: Đối với các trường hợp nhẹ, việc thay đổi lối sống như giảm cân (nếu cần thiết), tránh nâng vật nặng, và thực hiện các bài tập tăng cường cơ vùng chậu (ví dụ như tập Kegel) có thể giúp cải thiện tình trạng.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ pessary: Vòng pessary là một dụng cụ silicone hoặc nhựa mềm được đặt vào âm đạo để hỗ trợ nâng đỡ tử cung. Vòng pessary có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn loại phù hợp nhất với bạn.
Liệu pháp phản hồi sinh học: Một phương pháp điều trị không phẫu thuật cho sa sinh dục, giúp cải thiện khả năng kiểm soát cơ vùng chậu thông qua sử dụng thiết bị cảm biến và phản hồi trực tiếp về hoạt động của các cơ vùng chậu. Phương pháp này hướng đến việc tập luyện và điều chỉnh các cơ quan để giảm các triệu chứng như tiểu không tự chủ.
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau để điều trị sa sinh dục, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn.
>> Bài cùng chủ đề “hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh”: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ
Để tránh tình trạng sa sinh dục, bạn cần lưu ý:
Như vậy bạn đã biết rõ hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là thế nào. Đây chính là tình trạng sa tử cung sau sinh. Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Uterine prolapse
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458
Truy cập ngày 11/07/2024
2. Uterine Prolapse
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse
Ngày truy cập: 11.7.2024
3. Uterine Prolapse
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/uterine-prolapse
Ngày truy cập: 11.7.2024
4. Prolapsed uterus
https://www.healthdirect.gov.au/prolapsed-uterus
Ngày truy cập: 11.7.2024
5. Prolapsed uterus
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/prolapsed-uterus
Ngày truy cập: 11.7.2024