Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 26/03/2024

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ và cách khắc phục

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ và cách khắc phục
Khi sinh thường, sản phụ có thể gặp nhiều vấn đề ở vùng kín. Trong đó, vấn đề thường gặp nhất là vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng mưng mủ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Để biết hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ nguy hiểm như thế nào; chúng ta cần tìm hiểu lý do bác sĩ lại rạch tầng sinh môn là gì trong phần dưới đây của bài viết trước tiên nhé.

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ do đâu?

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xảy ra từ 0,1-2% ca sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Thông thường, việc cắt tầng sinh môn ở giữa và tụ máu âm đạo sau khi sinh thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ sau khi sinh.

Thủ phạm gây ra hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do các vi khuẩn tấn công như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí và trực khuẩn Coli,… Khi có cơ hội thuận lợi, các vi khuẩn này sẽ tấn công vào vết thương gây ra tình trạng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

Các nguyên nhân dẫn đến hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng gồm:

  • Vết khâu bị sưng: Có nhiều sản phụ gặp phải tình trạng vết khâu bị sưng do tụ máu, lạc nội mạc tử cung và viêm nhiễm vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Khi bạn không vệ sinh đúng cách hoặc bác sĩ làm sạch vết thương tầng sinh môn chưa tốt sẽ tăng nguy cơ khiến vết thương bị chảy nước, mưng mủ và lâu lành.
  • Sai tư thế khi cho con bú: Có một số sản phụ thường hay ngồi lệch một bên khi bế con hoặc khi cho con bú. Tư thế này đã vô tình gây áp lực lên vết thương dẫn đến hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ.
  • Bục chỉ vết mổ: Vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ nhưng vết thương chưa kịp lành hẳn mà chỉ đã tiêu hết. Điều này cộng với vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng và mưng mủ.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Ngoài hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ do nhiễm trùng; thì dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn còn có các triệu chứng sau:

  • Đau tầng sinh môn dai dẳng
  • Vùng kín có mùi bất thường
  • Vùng da quanh tầng sinh môn bị đỏ và sưng
  • Vết thương bị chảy mủ hoặc chất lỏng từ vết cắt

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ thì phải đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ có cách xử trí kịp thời giúp bạn tránh các biến chứng nguy hiểm sau sinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc vết khâu tầng sinh như thế nào để nhanh lành vết thương; cùng với chủ đề hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ nhé.

vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ do đâu

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vết khâu

Sau khi tìm hiểu về hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ; chúng ta đừng qua điểm qua những yếu tố dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng vết khâu dưới đây nhé:

>> Bạn có thể xem thêm: Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Nếu bạn nhận thấy hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ kèm thêm dấu hiệu nhiễm trùng; thì cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có những hướng xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng xấu đến tính mạnh của bạn.

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra vết khâu và cho bạn uống kháng sinh, rồi để vết khâu hở từ 5-7 ngày. Nếu vết thương nhận thuốc sẽ nhanh chóng liền mặt và đẹp trở lại. Trong trường hợp, vết khâu vẫn không liền mặt thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn phục hồi cho bạn nhé.

Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Như vậy bạn đã biết dấu hiệu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra hình ảnh bị mưng mủ vết khâu tầng sinh môn. Để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn; bạn cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh như sau:

  • Uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra giúp bớt châm chích khi đi tiểu.
  • Tránh mặc quần bó hoặc quần bò gây ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.
  • Thay băng vệ sinh ít nhất 4 giờ/lần để đảm bảo băng vệ sinh không di chuyển xung quanh và gây kích ứng.
  • Luôn lau khô vùng kín bằng khăn sạch từ trước ra sau để tránh đưa vi trùng từ trực tràng vào vùng vết thương đang lành.
  • Rửa vùng kín sau khi đi tiểu và đại tiện bằng nước ấm sẽ làm loãng nước tiểu giúp giữ cho khu vực này sạch sẽ và tránh nhiễm trùng chéo.
  • Tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm chỉ làm sạch vùng kín bằng nước; tránh dùng xà phòng và sữa tắm tạo bọt tiếp xúc trực tiếp với vùng kín.
  • Luôn rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh, chạm vào đáy chậu hoặc đi vệ sinh. Vì một số bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm họng ở trẻ em có thể lây sang vết thương dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh có nên không?

Cách ngăn ngừa sưng mủ vết khâu tầng sinh môn

cách ngăn ngừa vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Bạn cần biết cách ngăn ngừa nhiễm trùng và bị mưng mủ hình ảnh vết khâu tầng sinh môn qua các biến pháp dưới đây:

  • Tắm nước ấm trong thời gian ngắn có thể giúp vết thương dễ chịu hơn. Bạn có thể thêm dầu thơm hoa oải hương vào nước để làm dịu vết thương.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu sẽ làm tăng lưu lượng máu đến các mô đáy chậu bị tổn thương giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục; tăng cường sức mạnh cho sàn chậu; ngăn ngừa suy yếu bàng quang và ruột.
  • Sau khi sinh, bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc Ibruprofen trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kỹ thông tin về liều lượng do nhà sản xuất cung cấp để an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con.
  • Áp dụng liệu pháp lạnh như chườm đá/chườm mát để giảm sưng tấy và giảm bớt khó chịu tối đa 5 phút mỗi lần khi nằm nghiêng. Tuy nhiên, bạn không nên đặt đá tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng nước đá. Thay vào đó, bạn hãy bọc đá trong một miếng vải để chườm lên vết khâu.
  • Không nên quan hệ ngay sau khi sinh mà hãy đợi vài tuần hoặc vài tháng sau khi hồi phục. Đừng quên dùng gel bôi trơn và thực hiện các tư thế khác nhau cho lần quan hệ đầu tiên sau khi sinh được thoải mái.

Như vậy bạn đã biết hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do nhiễm trùng. Để tránh tình trạng này bạn cần lưu ý chăm sóc vết khâu tầng sinh và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng cho đến khi hồi phục.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Episiotomy and perineal tears

https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/

Truy cập ngày 13/02/2023

2. Puerperal Infection: Signs, Causes, And Treatment

https://www.momjunction.com/articles/puerperal-postpartum-infection-signs-causes-treatment_00823394/

Truy cập ngày 13/02/2023

3. Perineal Care

https://www.mkuh.nhs.uk/patient-information-leaflet/perineal-care

Truy cập ngày 13/02/2023

4. Recovering from a perineal tear

https://www.tommys.org/pregnancy-information/after-birth/recovering-perineal-tear

Truy cập ngày 13/02/2023

5. Obstetric perineal wound infection: is there underreporting?

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22489339/

Truy cập ngày 13/02/2023

x