Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/11/2020

Hơ than sau sinh: Lợi chẳng thấy đâu mà hại thì nhiều!

Hơ than sau sinh: Lợi chẳng thấy đâu mà hại thì nhiều!
Hơ than sau sinh là tập tục đã có từ rất xa xưa ở Việt Nam để giúp sản phụ giữ ấm cơ thể. Thế nhưng, phương pháp này ngày nay lại không được khuyên dùng vì gây ra nhiều rủi ro sức khỏe.
Phụ nữ có nên hơ than sau sinh để giữ ấm cơ thể không?
Phụ nữ có nên hơ than sau sinh để giữ ấm cơ thể không?

Phương pháp hơ than sau sinh đã có từ rất lâu, thường phổ biến ở miền Bắc và miền Trung vì mùa đông rất lạnh. Bên cạnh đó, ông bà ta thời bấy giờ ở trong nhà tranh vách đất, gió dễ lùa vào nên đây cũng là cách duy nhất để tăng nhiệt độ cho ngôi nhà, giúp giữ ấm cho mẹ và bé.

Quan niệm xưa còn cho rằng mẹ sau sinh nên nằm hơ than để máu huyết lưu thông vì mất nhiều máu do sinh nở. Thế nhưng, ngày nay phụ nữ hơ than sau sinh có còn tốt không? Bạn hãy cũng tìm hiểu ngay nhé.

Sản phụ có nên nằm than sau sinh không?

tác hại của hơ than sau sinh

Theo bác sĩ, việc nằm than sau sinh mổ hay sinh thường chỉ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường ngày xưa. Phương pháp này không còn phù hợp với ngày nay và thậm chí có thể gây ra nhiều tác hại. Dưới đây là một số rủi ro của phương pháp hơ than sau sinh mà bạn nên tránh để không gây hại cho cả mẹ và con.

Dễ gây khó thở: Khi than bị đốt cháy sẽ sinh ra khí CO cà CO2. Đây là những loại khí độc không tốt cho cả mẹ và con. Đặc biệt, phòng bà đẻ ngày nay lại thường là phòng kín, có máy lạnh. Phòng kín khiến khí CO và CO2 không thoát ra ngoài được sẽ làm mẹ và nhất là con bị khó thở, ngạt thở, gặp các vấn đề về hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.

Có thể ngộ độc khí CO: Những khí độc này đặc biệt nguy hiểm khi hai mẹ con đang ngủ, nhất là trẻ. Ngộ độc CO có thể khiến não tổn thương vĩnh viễn, tổn thương tim, nặng hơn là tử vong. Một số dấu hiệu ngộ độc CO khác bao gồm đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, lú lẫn, mất ý thức…

Mẹ và bé dễ bị mệt và yếu sức: Nhiệt độ của bếp than thường không ổn định, lúc thì nóng hừng hực lúc thì nguội. Nhiệt độ trong phòng thay đổi đột ngột sẽ làm mẹ dễ bị mệt, còn bé dễ bị bệnh hơn.

Mẹ và bé có thể bị bỏng: Mẹ để bếp than gần giường, lửa than sẽ dễ bén lên nệm, chăn, gối, rèm cửa và gây cháy cũng như làm bỏng hai mẹ con.

Gặp vấn đề về da: Sự bí bách của lò than cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ và bé bị nổi mẩn đỏ.

Cách sưởi ấm cơ thể an toàn thay vì hơ than sau sinh

cách giữ ấm cơ thể mẹ sau sinh

Bạn có thể thực hiện những cách làm ấm cơ thể an toàn dưới đây để thay thế cho phương pháp hơ than sau sinh gây nhiều rủi ro sức khỏe:

Nằm trong phòng kín gió và giữ ấm cơ thể: Sau khi sinh, bạn có thể chỉ cần nằm phòng kín gió nhưng thông thoáng. Nếu lạnh, bạn có thể bịt bông ở tai, mặc áo ấm, đeo tất (vớ) hoặc mũ trùm đầu.

Thường xuyên giữ ấm cho bé: Thay vì dùng than để hơ bé, bạn có thể mặc quần áo ấm, đi tất, đeo khăn và để bé trong phòng kín gió. Đây là phương pháp tự nhiên và an toàn mà mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với thân nhiệt của bé.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp làm tăng cường hệ miễn dịch cho hai mẹ con nhanh hồi phục sức khỏe và chống lại bệnh tật. Những thực phẩm mẹ nên ăn là rau xanh, thịt, cá… Đồng thời, bạn cũng nên tránh đồ ăn có tính hàn như hải sản, nước lạnh, đồ chua…

Mẹ vệ sinh cơ thể bằng nước ấm: Bạn tránh tắm bằng nước lạnh nhưng tắm bằng nước ấm hoặc xông hơ để vệ sinh cơ thể và giúp nhanh hồi phục.

Thoa dầu nóng: Rượu gừng, rượu nghệ hoặc dầu massage sẽ giúp mẹ giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động.

Vận động nhẹ nhàng: Bạn nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng hoặc tập yoga để tăng lưu thông máu huyết cho cơ thể.

Ngâm chân: Bạn có thể ngâm chân với nước ấm thảo dược hoặc làm ấm lòng bàn chân để giữ ấm cơ thể tự nhiên và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.

Phương pháp hơ than sau sinh không được bác sĩ khuyến cáo ngày nay. Do đó, bạn nên thực hiện các cách giữ ấm cơ thể từ tự nhiên để tránh những rủi ro có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả hai mẹ con nhé.

Hoa Vũ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x