Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 25/05/2023

Khô hạn sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô hạn sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Phụ nữ sau sinh sẽ gặp rất nhiều vấn đề “rắc rối” về tâm sinh lý và cả cơ thể bên ngoài. Một trong những vấn đề lớn sản phụ thường gặp là khô hạn sau sinh em bé.

Khô hạn sau sinh thường khiến chị em gặp nhiều vấn đề khó khăn trong sinh hoạt thường ngày; nhất là khi chị em “gần gũi” với chồng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy theo dõi bài biết này của MarryBaby để được giải đáp chi tiết nhé.

Khô hạn sau sinh là gì?

Khô hạn sau sinh hay còn gọi là khô âm đạo sau sinh là một triệu chứng gây đau rát ở âm đạo. Khô hạn có thể khiến bạn cảm thấy đau rát âm đạo khi ngồi, tập thể dục, đi tiểu và quan hệ tình dục. Từ đó, mọi sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thông thường, hormone estrogen giúp giữ cho mô âm đạo khỏe mạnh bằng cách duy trì độ âm, độ đàn hồi của mô và độ PH. Sau sinh lượng hormone này bị thay đổi đột ngột khiến cho âm đạo bị khô hạn và đau rát.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!

Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh là gì?

1. Thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh em bé, cơ thể phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố đột ngột. Nguyên nhân chính dẫn đến khô hạn sau sinh thường do hormone estrogen bị suy giảm. Khi lượng hormone estrogen bị suy giảm sẽ khiến cho da, các mô của âm hộ và âm đạo trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn.

Nguyên nhân thiếu hụt hormone estrogen là do cơ thể sản phụ thay đổi nội tiết tố đột ngột. Sau khi sinh em bé, hormone prolactin tăng để tuyến vú hoạt động sản xuất sữa cho em bé bú. Điều này khiến cho hormone estrogen giảm xuống đột khiến âm đạo bị khô hạn.

Khi em bé bú càng nhiều thì hormone prolactin càng tăng lên để kích thích các tuyến sữa. Nhưng điều này lại khiến ức chế buồng trứng làm giảm sản xuất estrogen. Vì thế, mẹ bỉm thường giảm ham muốn, âm đạo khô và đau rát khi quan hệ.

2. Khô hạn sau sinh do căng thẳng

khô hạn sau sinh do căng thẳng

Bên cạnh vấn đề thiếu hormone estrogen thì stress sau sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến khô hạn sau sinh. Sau khi sinh, người mẹ phải chịu nhiều áp lực trong việc chăm sóc con, cho con bú,… Bên cạnh đó, cơ thể người phụ nữ cũng chưa được hồi phục, những vết thương khi sinh (vết mổ sau sinh hoặc rạch tầng sinh môn) cũng là tác nhân khiến âm đạo trở nên khô hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có nên uống canxi và sắt? Đọc ngay để tránh trầm cảm, stress

3. Chăm sóc vùng kín sai cách

Ngoài ra, âm đạo bị tổn thương cũng có thể là nguyên nhân gây khô hạn sau sinh. Nguyên nhân là do âm đạo bị kích ứng do dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín. Hoặc thói quen thụt rửa âm đạo khiến âm đạo bị rách… Tất cả những điều này có thể gây ra tổn thương cho “cô bé”.

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách sau sinh!

  • Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại không màu, không mùi để tránh gây kích ứng.
  • Khi vệ sinh cần rửa từ trước ra sau, rửa âm hộ trước rồi đến hậu môn. Nếu bạn làm ngược lại quy trình này thì vi khuẩn từ hậu môn có thể lây sang âm đạo và gây nhiễm trùng.
  • Sau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi tiểu để đẩy các loại vi khuẩn có thể lây từ chồng qua bạn để tránh bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau đó, bạn cũng cần vệ sinh lại vùng kín và lau khô để tránh gây viêm nhiễm.

4. Khô hạn sau sinh do âm đạo tổn thương

Trong quá trình mang thai và sinh nở, âm đạo của bạn rất dễ bị tổn thương. Phụ nữ sau sinh bị khô hạn do sự viêm nhiễm âm đạo bởi nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, quá trình sinh nở bạn có thể bị cắt tầng sinh môn. Những điều này khiến cho âm đạo dễ bị khô hạn sau sinh.

5. “Dạo đầu” ngắn gọn

khô hạn sau sinh vì dạo đầu ngắn gọn

Ngoài ra, khô hạn sau sinh có thể do vợ chồng bạn đã có “mạn dạo đầu” quá ngắn gọn và vội vàng. Bởi vì, khi được kích thích tình dục âm đạo sẽ tiết khí hư giúp cho âm đạo ẩm ướt là chất bôi trơn để dương vật vào sâu. Nếu khí hư tiết ra ít hoặc không có sẽ khiến âm đạo bị khô hạn gây quan hệ đau rát sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

Những nguyên nhân gây khô hạn sau sinh khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, phụ nữ sau sinh bị khô hạn còn có thể do những điều sau:
  • Hút thuốc lá.
  • Đang điều trị ung thư.
  • Rối loạn miễn dịch.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Phẫu thuật cắt buồng trứng.
  • Sử dụng thuốc chống estrogen.
  • Hội chứng Sjogren (Một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân).
  • Sử dụng thuốc trị dị ứng và cảm lạnh.

Dấu hiệu khô hạn sau sinh là gì?

Khi bạn đã biết nguyên nhân gây khô hạn sau sinh thì cần biết các dấu hiệu “cảnh báo” cho tình trạng này.

1. Đau rát khi quan hệ

Dấu hiệu âm đạo khô hạn sau sinh rõ nhất là khi bạn quan hệ đau rát sau sinh. Nếu tiết đủ dịch âm đạo thì sẽ không bị khô hạn. Từ đó, sự cọ xát của bộ phận sinh dục trong quá trình quan hệ tình dục sẽ khiến “cô bé” bị đau rát. Vì thế, sự ham muốn của bạn cũng sẽ biến mất vì điều này.

2. Ngứa vùng kín

dấu hiệu khô hạn sau sinh: ngứa vùng kín

Ngoài dấu hiệu trên, bạn sẽ cảm thấy âm đạo luôn ngứa ngáy và nóng rát. Trong khi bạn sinh hoạt thì âm đạo lúc nào cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Nếu thấy vùng kín đột nghiên ngứa ngáy do thiếu ẩm và nóng rát thì có thể là dấu hiệu khô hạn sau sinh đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

4. Âm đạo nhiễm trùng

Khi môi trường âm đạo thiếu độ cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn và nấm âm đạo phát triển. Từ đó, vùng kín của bạn có thể bị viêm nhiễm và gây ra dấu hiệu khô hạn sau sinh khó tránh khỏi.

Biện pháp khắc phục khô hạn sau sinh

Sau khi tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị khô hạn; MarryBaby sẽ chia sẻ cho bạn cách khắc phục khô hạn âm đạo qua chế độ ăn uống và sinh hoạt:

1. Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Kéo dài “màn dạo đầu”: Giai đoạn khởi động của cuộc yêu rất quan trọng. Nếu bạn bị khô hạn sau sinh thì nên cùng chồng kéo dài “màn dạo đầu” để dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn giảm đau rát khi quan hệ.
  • Sử dụng gel bôi trơn: Nếu đã kéo dài “màn dạo đầu” nhưng vẫn chưa ổn thì bạn có thể dùng gel bôn trơn để hỗ trợ. Hãy tham khảo bác sĩ loại gel nào phù hợp với phụ nữ sau sinh nhé.
  • Tránh thụt rửa: Thụt rửa khi vệ sinh vùng kín sẽ khiến cho “cô bé” có thể bị trầy xước và tổn thương. Điều này cũng có thể gây viêm nhiễm vùng kín và khô âm đạo sau sinh.
  • Tập thể dục: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng khiến cho tinh thần được thư giãn, giảm stress và giúp khí huyết lưu thông.
  • Không mặc quần lót quá bó: Khi mặc quần lót quá bó sẽ khiến vùng kín nóng, ẩm ướt dễ tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm âm đạo phát triển gây viêm nhiễm cũng như khô âm đạo sau sinh.
  • Khám phụ khoa: Khi thấy các dấu hiệu khô hạn sau sinh bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Trao đổi với chồng: Khô âm đạo có thể ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Bạn nên trao đổi thành thật với chồng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vợ chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

2. Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Uống nhiều nước tránh để cơ thể mất nước: Cơ thể thiếu nước gây ảnh hưởng đến các cơ quan khiến khô hạn sau sinh. Bạn nên uống nước đủ 2 lít/ngày để bổ sung đủ ẩm cho cơ thể.
  • Tránh uống caffein và cồn: Rượu bia và các thức uống chứa caffein cần được hạn chế vì có thể khiến tình trạng khô âm đạo nghiêm trọng hơn.
  • Tăng cường vitamin: Các loại vitamin A, B, E sẽ giúp khắc phục tình trạng khô hạn sau sinh cũng như các vấn đề sau sinh sinh khác.
  • Bổ sung thực phẩm estrogen: Các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết estrogen cũng có thể giúp khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Isoflavones như đậu nành, cần tây, các loại hạt và thực vật họ đậu… cũng giúp tăng hormone estrogen.

Khô hạn sau sinh có hết không?

Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh thường do hormone prolactin để tăng tiết sữa nuôi em bé. Điều này khiến cho hormone estrogen bị suy giảm dẫn đến âm đạo khô hạn sau sinh, thiếu đàn hồi.

Thông thường, sau khi bạn cai sữa cho con thì hormone estrogen sẽ được sản xuất lại bình thường. Môi trường âm đạo sẽ trở lại bình thường và tình trạng khô hạn sau sinh cũng được khắc phục.

Như vây, bạn đã biết khô hạn sau sinh là do hormone estrogen bị suy giảm là chính và do một số tác nhân khác ảnh hưởng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cũng như bạn cần chú ý chế cách vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh viêm nhiễm gây khô hạn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vaginal Dryness

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21027-vaginal-dryness.

Truy cập ngày 14/11/2022

2. Vaginal dryness: Symptoms, causes, remedies

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/vaginal-dryness-symptoms-causes-and-remedies

Truy cập ngày 14/11/2022

3. Vaginal dryness

https://medlineplus.gov/ency/article/000892.htm

Truy cập ngày 14/11/2022

4. Vaginal dryness

https://www.nhs.uk/conditions/vaginal-dryness/

Truy cập ngày 14/11/2022

5. Experiencing Vaginal Dryness? Here’s What You Need to Know.

https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/experiencing-vaginal-dryness-heres-what-you-need-to-know

Truy cập ngày 14/11/2022

6. Vaginal dryness

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/vaginal-dryness

Truy cập ngày 14/11/2022

x