Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/12/2020

Kiêng cữ sau sinh vào mùa hè: Mẹ bỉm sữa cần tránh gì?

Kiêng cữ sau sinh vào mùa hè: Mẹ bỉm sữa cần tránh gì?
Kiêng cữ sau sinh là một nguyên tắc mà người mẹ nào cũng phải tuân theo dù sinh thường hay sinh mổ để hạn chế mắc các bệnh hậu sản sau này. Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh vào mùa hè trong thời tiết nóng bức và khó chịu thì không dễ dàng gì cho mẹ bỉm sữa. Vậy bạn phải làm sao để chuyện kiêng cữ không còn quá mệt mỏi nữa?
kiêng cữ sau sinh vào mùa hè
Cách kiêng cữ sau sinh vào mùa hè để mẹ thoải mái

Có lẽ một trong những nỗi ám ảnh của sản phụ là kiêng cữ sau sinh vào mùa hè, thời điểm nóng nhất trong năm, gây nên không ít phiền phức và khó chịu cho mẹ. Do đó, bạn nên tham khảo những lưu ý dưới đây để cơ thể thoáng mát và dễ chịu hơn nhé.

Các thực phẩm mẹ sau sinh cần kiêng cữ vào mùa hè

mẹ nên tránh thức ăn nhanh khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên kiêng cữ sau sinh vào mùa hè để cơ thể không bị nóng bức, khó chịu:

Tránh món ăn lạnh bụng: Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ chưa được phục hồi nên bạn cần tránh các món lạnh bụng như bún, rau sống… Bạn chỉ nên tiêu thụ các thực phẩm lỏng và dễ tiêu như cháo, súp, canh…

Kiêng đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ: Mẹ ăn gì thì con bú nấy, vì vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con. Do đó, bạn nên kiêng các gia vị hay thực phẩm cay, nóng, chua, mặn và nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến bé yêu bị tiêu chảy hay táo bón

Mẹ kiêng cữ sau sinh vào mùa hè cần bổ sung chất xơ và vitamin bằng rau xanh và trái cây như bông cải xanh, rau ngót, rau mồng tơi, đu đủ, xoài chín… Những thực phẩm này giúp lợi sữa, tăng sức đề kháng cho con và giải nhiệt cho mẹ.

Không uống các chất kích thích: Mẹ không được uống các chất kích thích như cà phê hoặc các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống nhiều nước.

Tránh bỏ bữa, hay ăn uống không đúng giờ: Sản phụ nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa và ăn thực phẩm vừa nấu xong là tốt nhất để đảm bảo được chất dinh dưỡng.

Tránh thực phẩm lạnh: Thời tiết mùa hè nóng bức nên mẹ thường thèm ăn các loại thực phẩm lạnh như kem, cà phê, nước lạnh. Tuy nhiên, điều này là không tốt cho sản phụ và em bé nên mẹ cần tránh nhé.

Quần áo phù hợp cho chị em kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

quần áo phù hợp cho phụ nữ kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

Mẹ cần lựa chọn quần áo dài tay, khăn trùm đầu làm từ cotton, có tính thấm mồ hôi cao và thoáng mát. Bạn có thể mua nhiều bộ để thay thường xuyên khi quần áo đã có mùi và chú ý phải giặt sạch sẽ cũng như phơi nắng để vi trùng không xâm nhập vào mẹ và con.

Mẹ cũng lưu ý mua loại áo ngực mỏng, không độn, thoáng khí và dễ cho con bú. Nếu mẹ ở nhà một mình với con hay chỉ loanh quanh trong phòng, không tiếp xúc với người khác giới thì cũng có thể không mặc áo lót cho thoải mái.

Không nằm trong phòng ngột ngạt, nóng bức để giảm khó chịu

nằm phòng máy lạnh

Chị em sau sinh cần phải kiêng ra gió nhưng không phải ở trong gian phòng kín là tốt. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nóng bức, mẹ có thể mở cửa sổ phòng cho không khí trao đổi. Nếu không có cửa sổ, bạn có thể mở máy điều hòa cho thoáng mát.

Tuy nhiên, khi mở máy điều hòa, bạn cần nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa thấp hơn nhiệt độ bên ngoài là 7-8ºC và mẹ và bé không nằm hướng điều hòa trực tiếp thổi ra.
  • Bạn không nên sử dụng điều hòa lâu vì sẽ dễ bị khô da, mất nước và có thể mắc các bệnh đường hô hấp.
  • Ngoài ra, mẹ nên mặc quần áo dài, trùm đầu, đeo bao tay, chân và đắp chăn cho bé để giữ ấm cơ thể con khi nằm điều hòa.

Giữ cơ thể sạch sẽ khi đang kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

giữ vệ sinh sạch sẽ khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

Tình trạng mồ hôi ra nhiều kèm với mùi cơ thể là nỗi ám ảnh của chị em khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè do không được tắm rửa thoải mái. Tuy nhiên, để làm sạch cơ thể, mẹ có thể nấu nước kết hợp với các loại lá tía tô, kinh giới, trầu không, chè xanh để lau người và rửa vùng kín, vừa giúp mẹ tẩy được mùi cơ thể vừa tăng sức đề kháng cho mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể lau người bằng rượu gừng để giúp trắng da, cải thiện các vết rạn và làm ấm người.

Đối với chị em sinh mổ, bạn nên chú ý vệ sinh vết thương và lau người sạch sẽ. Khi vết mổ khô và lành, mẹ có thể tắm rửa bình thường.

Vận động như thế nào khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè?

vận động sau sinh

Sau khi sinh trong vòng một tháng đầu, mẹ nên hạn chế các vận động, kể cả làm việc nhà để hệ cơ xương và cơ quan sinh sản có thời gian hồi phục, tránh phát sinh các bệnh hậu sản sau này. Vậy vận động trong lúc kiêng cữ sau sinh vào mùa hè như thế nào là hợp lý?

Đối với trường hợp sinh thường, khi sức khỏe ổn định và cửa mình hết đau thì mẹ có thể làm việc nhẹ nhàng như tắm và thay quần áo cho con… Bạn cũng nên hạn chế khiêng vác nặng hay đi, đứng, ngồi nhiều.

Còn riêng với mẹ sinh mổ thì nên đợi đến khi vết mổ liền da và lành hẳn thì có thể bắt đầu làm việc nhà nhẹ nhàng.

Các nguyên tắc kiêng cữ sau sinh cùng với chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với sản phụ để lấy lại được sức khỏe và tránh các bệnh hậu sản về sau. Đối với các mẹ đang kiêng cữ sau sinh vào mùa hè, hãy thử làm theo các lưu ý đã nói bên trên để cơ thể được dễ chịu hơn trong thời tiết nóng bức nhé.

Ngọc Trân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x