Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Căng vú là hiện tượng vú căng tức và đau khi có quá nhiều sữa tích tụ trong ống dẫn sữa hoặc một nguyên nhân khác (có thể gây nhầm lẫn). Ngực cương sữa sẽ khiến mẹ thấy căng và cảm giác có thể lan lên tận nách của mẹ. Ngoài ra, các tĩnh mạch trên bề mặt ngực có thể lộ rõ hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi sữa mẹ mới về, về nhiều nhưng chưa cho bú kịp; có thể thuyên giảm bằng cách giải phóng sữa thừa ra khỏi vú.
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là gì? Căng tức ngực ở một mức độ nào đó là bình thường trong 1 hoặc 2 tuần đầu tiên sau khi em bé chào đời. Lưu lượng máu đến ngực tăng lên cùng với lượng sữa tăng đột biến thường khiến ngực mẹ căng hơn nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau sinh.
Nếu bạn đang cho con bú, giai đoạn căng sữa này thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày khi thói quen cho con bú của bạn được duy trì và việc sản xuất sữa của bạn sẽ điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của em bé. Ngoài ra, những mẹ không có ý định cho con bú cũng bị căng tức ngực.
Nếu bạn không loại bỏ sữa mẹ, cơ thể bạn sẽ dần dần ngừng sản xuất nhiều hơn. Phần khó chịu của việc căng sữa sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng bạn sẽ tiếp tục tạo sữa trong vài tuần cho đến khi sản xuất giảm hoàn toàn.
Trong 2-5 ngày đầu tiên sau sinh, ngực mẹ sẽ tiết sữa non. Đây là loại sữa cô đặc, màu hơi vàng, giàu dinh dưỡng và kháng thể. Sữa mẹ thường sẽ chính thức về trong khoảng 3 ngày sau đó, thậm chí một số mẹ có thể phải chờ lâu hơn.
Sữa non vốn đặc hơn, không nhiều về lượng và không lỏng như sữa mẹ chuyển tiếp hoặc sữa mẹ trưởng thành. Do đó, trong những ngày đầu sau sinh và tiết sữa non, mẹ vắt sữa thường thấy sữa không ra nhiều mặc dù ngực bắt đầu căng. Nếu sau 3 ngày mà mẹ vẫn thấy sữa về chậm, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy cố gắng tiếp tục cho con bú và nếu cần (ví dụ bé chưa bú được do non tháng hay bị bệnh) thì vắt sữa, chườm ấm và massage ngực nhẹ nhàng để tránh nguy cơ tắc tia sữa nhé.
Song song với đó, mẹ hãy luôn tiếp xúc da kề da với con, cho bé bú thường xuyên để kích thích cơ thể tiết sữa.
Tư thế bú của trẻ không đúng, trẻ ngậm bắt vú chưa chuẩn cũng sẽ gây ra tình trạng không tiết sữa. Lúc này, mẹ hãy nghiên cứu xem bé đã ngậm bắt vú đúng chưa, hoặc mẹ cũng có thể xin ý kiến, tư vấn từ bác sĩ, y tá nếu cần nhé.
Sau khi sinh, việc chăm sóc bé khiến thời gian biểu của mẹ bị đảo lộn dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, lo lắng, căng thẳng, thậm chí trầm cảm sau sinh. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến nồng dộ hormone cortisol tăng lên, gây giảm nguồn sữa mẹ.
Điều này cũng giải thích cho hiện tượng nhiều mẹ tiết sữa tốt trong thời gian đầu sau sinh nhưng sau đó vẫn bị mất sữa do áp lực, lo lắng kéo dài. Khi ấy, mẹ có thể tham khảo những mẹo sau đây:
Mẹ hãy tiếp xúc gần với con bằng cách chạm, ôm, hôn con hoặc cho con bú, thậm chí chỉ nhìn và nghĩ về con… điều này sẽ giúp cơ thể mẹ tiết hormone oxytocin, nhằm cải thiện tâm trạng và tăng tiết sữa mẹ.
Cách làm này có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Bởi tắm vòi sen hoặc tắm bồn bằng nước ấm sẽ giúp mẹ thư giãn và thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nhớ không nên ngâm mình trong nước quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh nhé.
Ngoài ra, việc thực hiện một số hoạt động như yoga, thiền…cũng giúp mẹ xoa dịu tâm trạng căng thẳng để khắc phục khả năng tiết sữa.
Massage ngực có thể phần nào cải thiện tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được.
Hơn nữa, hoạt động này cũng giảm bớt khó chịu do tiết sữa, đồng thời tiết oxytocin như khi mẹ gần gũi với bé hoặc cho bé bú.
Viêm tuyến vú (viêm vú hoặc viêm tuyến sữa) thường rất gặp ở mẹ sau sinh, đây là tình trạng mô vú của mẹ bị viêm và thường dẫn đến sưng đau, đặc biệt là khi chạm vào hoặc khi cho con bú. Mẹ đau tức tuyến vú, giảm cho bú dẫn đến giảm lượng sữa.
Bên cạnh các triệu chứng điển hình như sưng đau, tiết dịch núm vú… thì viêm vú cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Nếu mẹ nghi ngờ khả năng gặp tình trạng này, mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay để được khắc phục kịp thời nhé.
>> Xem thêm: Áp xe vú sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị thế nào?
Một số mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra nhiều như những bà mẹ khácđơn giản là do cơ thể chưa tạo được nhiều sữa, mẹ cứ yên tâm và tin tưởng rằng sữa sẽ đủ cho con, nên tham vấn ý kiến bác sĩ để hiểu thêm. Một số nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn sữa mẹ có thể bao gồm:
Mặc dù virus gây bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, bệnh dạ dày… không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ nhưng các triệu chứng liên quan như mệt mỏi, tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn… có thể góp phần làm giảm nguồn sữa. Cách tốt nhất là hãy làm việc với bác sĩ mẹ nhé!
Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa trong khi cơ thể mẹ thường dựa trên nhu cầu của con để tiết sữa. Từ đó, gây ra tình trạng mẹ bị cương sữa nhưng sữa không phải không tiết ra được mà do cho trẻ bú không đúng cách, thời gian bú ngắn hoặc trẻ có vấn đề sức khoẻ nên bú kém..
Mẹ cũng lưu ý các vấn đề liên quan đến núm vú như núm vú ngắn, núm vú thụt, đau nứt núm vú… vì chúng sẽ khiến mẹ và bé gặp khó khăn khi cho con bú. Lúc này, mẹ nên vắt sữa thường xuyên nhé để bảo tồn lượng sữa, cho con ăn bằng cốc hoặc thìa, tiếp tục cho bú đúng cách.
Ăn quá ít hoặc chế độ ăn kém dinh dưỡng, kiêng khem quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ chất, cân đối các nhóm dinh dưỡng, uống nhiều nước, tăng nhu cầu calo.
>>Xem thêm: 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả
Mặc dù căng tức vú thường sẽ tự biên mất nếu được kiểm soát đúng cách, nhưng tình trạng này sẽ cực kỳ nghiêm trọng nếu để kéo dài, nhất là trong giai đoạn cho con bú. Vậy mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được có thể gây ra hậu quả gì?
Ngoài sự khó chịu, căng sữa cũng có thể dẫn đến một loạt vấn đề cho mẹ như các vết sưng đau , tắc ống dẫn sữa, đau núm vú hoặc viêm vú, thậm chí là áp xe vú.
Vì thế, khi nghi ngờ gặp tình trạng này, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nhé.
>>Xem thêm: Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào
Dù nguyên nhân là gì thì tình trạng căng tức và áp lực do căng tức vú có thể gây đau đớn và khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn. May mắn thay, tình trạng này thường kéo dài 1-2 ngày. Dưới đây là những gì mẹ nên làm để khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được.
Cho bé bú mẹ (hoặc hút) sữa thường xuyên. Thời điểm cho trẻ bú lý tưởng nhất là cứ sau 1-3 giờ trong suốt cả ngày và đêm. Hãy cố gắng cho trẻ bú theo nhu cầu, bú đủ. . Trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ nhi khoa, hãy tránh cho bé uống sữa công thức giữa các lần cho con bú. Bằng cách này, em bé sẽ chủ động bú sữa mẹ khi đến giờ bú.
Mẹ cũng nên hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay khi trẻ có vấn đề về bú mẹ, để làm giảm và ngăn ngừa căng sữa, đồng thời bảo tồn sữa mẹ.
Chườm nóng và mát xa ngực trước khi cho bú, chườm lạnh sau khi bú: mẹ hãy đặt một miếng gạc lạnh lên ngực sau mỗi lần cho con bú có thể giúp giảm đau và sưng tấy. Mẹ hãy thử nhét chúng vào dưới áo ngực để cố định vị trí của chúng..
Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp giảm đau và viêm.
Khám bác sĩ kịp thời khi nghi ngờ vấn đề trở nặng hoặc triệu chứng bất thường xuất hiện.
Hơn nữa, mẹ chú ý việc mặc áo ngực vừa vặn, nâng đỡ và nghỉ ngơi nhiều để làm giảm cơn đau nhé.
>>Xem thêm: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Uống panadol và panadol extra có sao không?
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Hy vọng những thông tin hữu ích với mẹ và giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 4 factors that can decrease breast milk supply – and how to replenish it
https://utswmed.org/medblog/decrease-breast-milk-supply/
Truy cập ngày 3/1/2023
2. Breastfeeding and Delayed Milk Production
Truy cập ngày 3/1/2023
3. Delayed secretory activation and low milk production in women with gestational diabetes: a case series
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9034612/
Truy cập ngày 3/1/2023
4. Breastfeeding and Delayed Milk Production
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P02655
Truy cập ngày 3/1/2023
5. Establishing breastfeeding
https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0033/139965/g-bf.pdf
Truy cập ngày 3/1/2023