Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 6 ngày trước

Mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu

Mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu
Đau lưng là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu sau khi sinh mổ. Để tránh ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân cũng như việc chăm trẻ, bạn có thể tìm hiểu một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ.

Quãng thời gian mang thai sẽ đem đến khá nhiều thay đổi, một trong những hệ quả là các cơn đau nhức dữ dội ở lưng dưới. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho cuộc sống thường nhật của bạn. Vì vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ nhé.

Vì sao phụ nữ thường bị đau lưng sau khi sinh?

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau lưng ở phụ nữ sau khi sinh mổ, cụ thể là đau loanh quanh vùng lưng dưới. Dưới đây là một nguyên nhân có thể kể đến:

  • Thay đổi cơ thể: Các thay đổi có thể kéo theo tình trạng đau lưng sau khi sinh là tăng độ mở tử cungtăng cân trong khi mang thai, các vấn đề này làm yếu vùng cơ bụng và làm tăng áp lực lên khớp.
  • Tư thế đi đứng trong khi mang thai: Cân nặng của thai nhi khiến bạn phải nghiêng người về phía trước nhiều trong suốt giai đoạn thai kỳ. Tư thế này khiến lưng dưới của bạn cong nhiều hơn bình thường, gây áp lực lên các cơ xung quanh.
  • Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể thường giải phóng progesterone và relaxin khi mang thai để giúp thư giãn dây chằngkhớp xương chậu và để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn. Sau khi sinh, các nội tiết tố này vẫn còn trong cơ thể nên có thể dẫn đến tình trạng đau lưng.
  • Sai tư thế khi cho con bú: Những mẹ lần đầu cho con bú sẽ thường gặp tình trạng này vì chưa quen ẳm bồng con, thường sẽ ngồi sai tư thế và hơi gồng người nên khiến cho lưng dưới mau mỏi.
  • Thiếu chất: Sau khi sinh nếu cơ thể bị thiếu các chất như Canxi, Phốt pho, Axit folic, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1… thì đau lưng sẽ là vấn đề khó tránh khỏi.
  • Tư thế cho con bú sai có thể gây nên cơn đau lưng cho các mẹ.
    Tư thế cho con bú sai có thể gây nên cơn đau lưng cho các mẹ.

    Gây tê màng cứng có gây đau lưng sau khi sinh không?

    Theo nghiên cứu được công bố trên PubMed, việc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ và sinh nở dường như không liên quan đến chứng đau lưng trong vòng 1-2 tháng sau sinh. Biện pháp gây tê màng cứng hay gây tê tủy sống thực chất không dẫn đến đau lưng sau sinh mà chỉ tăng nguy cơ nhức mỏi vùng lưng dưới.

    Đau lưng sau sinh thường kéo dài bao lâu?

    Bác sĩ Ostgaard từ Bệnh viện Sahlgren (Thụy Điển) chỉ ra rằng phải mất đến gần 6 tháng thì cơn đau lưng sau khi sinh mới bắt đầu tiêu biến.

    Trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên phải vận động cật lực và nặng nhọc thì cơn đau lưng sau sinh có thể kéo dài từ 10 đến 12 tháng. Đó là còn chưa kể đến tình trạng béo phì hoặc tăng cân quá mức trong khi mang thai, tình trạng này cũng góp phần làm tăng thêm mức độ của cơn đau do các khớp phải chịu thêm trọng lượng.

    Cơn đau lưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh, hoặc hơn nếu mẹ phải vận động nặng nhọc.
    Cơn đau lưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh, hoặc hơn nếu mẹ phải vận động nặng nhọc.

    Các mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ

    Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà dành cho chứng đau lưng sau sinh rất đơn giản và đầy hiệu quả. Bạn hãy thử các hãy mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ dưới đây để đẩy lùi tình trạng này nhé:

    Giữ tư thế đúng

    • Tránh mang vác vật nặng bởi sẽ ảnh hưởng đến khớp.
    • Kê cao chân khi ngồi, có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới lưng.
    • tư thế ngủ thoải mái, nên kê một chiếc gối mềm và mỏng.
    • Nên khuỵu gối khi bạn muốn nhặt đồ vật dưới sàn thay vì uốn cong eo.
    • Ngồi thẳng và chú ý không nghiêng người về phía trước trong khi cho con bú.
    • Bế em bé ngang hông trong thời gian dài sẽ khiến cơn đau trở nên dai dẳng hơn, vì vậy bạn nên dùng dụng cụ địu em bé khi đưa con ra ngoài.

    Dành thời gian để thư giãn

    • Chườm đá hoặc chườm nóng lên vùng lưng bị đau.
    • Tắm nước nóng ở nhiệt độ từ 40 – 45 độ C cũng là một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ hiệu quả vì nó giúp làm dịu cơ. Bạn cũng có thể thêm một chút muối Epsom và ngâm mình trong đó khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.
    • Mỗi tuần một lần, bạn nên massage bằng tinh dầu. Biện pháp này giúp tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm đau cơ ở lưng.

    Một số bài tập đơn giản

    • Đi bộ chậm, ngắn và thực hiện một số động tác kéo giãn nhẹ nhàng giúp cải thiện tính linh hoạt của bạn.
    • Ngoài ra, các tư thế yoga như nghiêng xương chậu rất hữu ích để phục hồi các cơ bị yếu hoặc bị tổn thương.
    Một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ hiệu quả là động tác nghiêng xương chậu, thực hiện như sau:
    1. Nằm ngửa, cong đầu gối và bàn chân đặt trên sàn nhà
    2. Hít thở sâu và bắt đầu gồng cơ bụng
    3. Bắt đầu nâng mông lên nhưng bạn hãy cố gắng để hông chạm sàn
    4. Thở ra và từ từ hạ mông xuống
    5. Lặp lại từ 8–10 lần.
    Tập yoga có thể giúp các mẹ cải thiện cơn đau lưng hiệu quả.
    Tập yoga không chỉ giúp các mẹ cải thiện vóc dáng và đây còn là một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ

    Cải thiện chế độ ăn uống

    Thực đơn đủ dưỡng chất không chỉ bù đắp lại khoáng chất mà còn là một mẹo trị đau lưng sau sinh mổ hiệu quả.

    • Ăn nhiều trái cây để bổ sung Vitamin C.
    • Sử dụng các loại thịt nạc như lợn, gà, bò và tránh ăn thịt mỡ.
    • Các mẹ cũng cần uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước ấm đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây…
    • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, ngũ cốc dinh dưỡng, thịt bò….giúp hấp thụ Canxi tốt hơn.
    • Tăng cường những thực phẩm giàu sắt (lòng đỏ trứng gà, thịt bồ câu, tim cật heo, các loại đậu…

    Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Các mẹo trị đau lưng sau sinh mổ trên sẽ hiệu quả trong đa số trường hợp, nhưng bạn có thể cần dùng thuốc ngay lập tức trong các trường hợp sau:

    • Đau lưng kèm theo sốt.
    • Đau lưng dữ dội do vấp ngã.
    • Cảm giác tê rần ở cả hai chân hoặc một chân.
    • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
    • Đau lưng kéo dài hơn 7 tháng nhưng vẫn không hề thuyên giảm.

    Nếu cơn đau lưng gần như không thể chịu đựng được và kéo dài liên tục, bạn nên đi khám và gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời.

    Kết luận

    Trên đây là một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu mà bạn nên biết. Hiểu rằng, sau khi sinh thì việc chăm con sẽ là điều cần được ưu tiên nhất, nhưng một điều mà mẹ cũng cần lưu ý rằng đó là việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng là điều tất yếu. Vì nếu sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng thì việc chăm con cũng trở nên khó khăn hơn.

    Bạn có thể quan tâm:

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Association between the serum levels of relaxin and responses to the active straight leg raise test in pregnancy

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1356689X12000045

    Ngày truy cập: 25/11/2024

    Postpartum low-back pain

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1531555/

    Ngày truy cập: 25/11/2024

    Factors associated with back pain after childbirth

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8042807/

    Ngày truy cập: 25/11/2024

    Postpartum Back Pain – Causes and How to Get Rid of It

    https://parenting.firstcry.com/articles/back-pain-after-delivery-causes-and-treatment/?ref=interlink

    Ngày truy cập: 25/11/2024

    Physical Activity and Exercise During Pregnancy and the Postpartum Period

    https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2020/04/physical-activity-and-exercise-during-pregnancy-and-the-postpartum-period

    Ngày truy cập: 25/11/2024

    x