- Sốt cao.
- Sốc phản vệ.
- Tụt huyết áp.
- Nhiễm trùng da.
- Phù mạch, phù lưỡi gà.
- Thanh quản bị co thắt, khó thở.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thời kỳ hậu sản có thể xem là thách thức rất lớn đối với hầu hết các mẹ mới sinh. Mẹ vừa phải chăm sóc em bé sơ sinh vừa phải phục hồi thể chất sau ca vượt cạn vất vả. Nhiều mẹ còn bị cuốn vào việc lo cho con đến nỗi quên quan tâm đến bản thân. Trong khi đây là giai đoạn trồi sụt về nội tiết tố nên ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Đặc biệt, sự thay đổi về nội tiết tố có thể làm mẹ bị nổi mề đay sau sinh.
Nổi mề đay hay mày đay, sản ngứa sau sinh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng nào đó hoặc do tâm lý mẹ căng thẳng. Theo đó, mẹ có thể bị ngứa sau sinh mổ và sinh thường nhưng gặp nhiều hơn ở mẹ đẻ mổ.
Nổi mề đay xuất hiện cũng là lúc cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể mất cân bằng. Nếu mẹ bị nổi mề đay dù trước đó chưa từng bị bao giờ thì không cần quá lo lắng vì sự khó chịu này thường không kéo dài lâu.
Hiện tượng nổi mề đay sau sinh mổ và mê đay sau sinh thường sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian 1 – 3 tháng sau sinh, gồm có hai thể:
Hãy nghĩ đến việc mẹ bị nổi mề đay nếu mẹ có các dấu hiệu sau:
– Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người.
– Các nốt mẩn này thường phồng hoặc sần, xuất hiện ở cổ, đùi, bụng, cổ tay và chân.
– Những vùng nổi mề đay sau sinh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào chiều tối hoặc ban đêm.
– Ngoài ngứa có thể kèm theo cảm giác nóng rát hoặc sưng phù ở vùng môi, mí mắt, bộ phận sinh dục.
>>Xem thêm: Áp xe vú sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị thế nào?
Nguyên nhân nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh khác nhau ở mỗi người. Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng này:
>>Xem thêm: Để dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ hiệu quả, mẹ phải lưu tâm điều này!
Tùy theo cơ địa mỗi người, có mẹ sẽ hết bệnh sau vài ngày (nổi mề đay cấp tính). Trái lại, số khác sẽ phải chịu đựng tình trạng nổi mề đay sau sinh vài tuần, thậm chí kéo dài nhiều tháng, nhiều năm (nổi mề đay mãn tính). Nếu bị nổi mề đay mãn tính thì mẹ cần đi khám để được theo dõi và điều trị.
Nổi mề đay có nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố, sự nhạy cảm trước các yếu tố môi trường hoặc do sức khỏe yếu thì mẹ hoàn toàn có thể cho con bú. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Nếu bị dị ứng sau sinh do thực phẩm, mẹ cần ngưng cho con bú. Trong một số trường hợp, nếu phải dùng thuốc trị mề đay, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số loại thuốc có thể chuyển hóa qua sữa mẹ, gây tổn thương hệ thần kinh non nớt của con.
Nổi mề đay sau sinh có thể không cần can thiệp y tế vì bệnh sẽ tự khỏi. Để chữa mề đay sau sinh mổ, sinh thường cũng như giảm bớt tình trạng rát, ngứa do bệnh gây ra, mẹ có thể thử những cách sau:
Đặc tính chống viêm và làm dịu của bột yến mạch có thể giúp giảm tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người sau sinh.
Nha đam gọt vỏ, rửa sạch, cạo lấy vùng gel trong suốt rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Giữ trong 10-15 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Bên cạnh tác dụng thanh lọc cơ thể, mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa rất nên uống trà hoa cúc để cải thiện tình trạng dị ứng sau sinh nè nhé.
Đây là cách trị mề đay sau sinh tại nhà đơn giản. Mẹ dùng mướp đắng rửa sạch, cắt lát nhỏ. Đem đun sôi cùng một ít muối hạt rồi để nguội và tắm. Ngày tắm 2 lần.
Cách này giúp làm dịu các vùng da bị sẩn ngứa, cải thiện tình trạng viêm và đỏ da. Tuy nhiên, đây là biện pháp có tính tạm thời, không trị được bệnh dứt điểm.
Mẹ nên thử uống một số loại trà từ cam thảo, gừng, bạc hà… để khắc phục tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh. Bởi đây là những dược liệu có khả năng ức chế histamine, giảm triệu chứng bệnh.
Lá hẹ cũng là nguyên liệu phổ biến thường dùng trị nổi mề đay sau sinh. Cách làm rất đơn giản, mẹ hãy chọn 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, giã lấy nước cốt để thoa lên vùng da bị nổi mề đay.
Trầu không chứa nhiều loại tinh dầu, hợp chất có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, làm sạch da và mềm da rất tốt. Vì thế, mẹ nên vò nát lá trầu, rồi xát nhẹ lên da hoặc tắm lá trầu không đều hiệu quả.
Những cách sau phần nào cải thiện hiệu quả tình trạng dị ứng nổi mề đay sau sinh hoặc hạn chế mắc bệnh.
>>Xem thêm: Mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú cần tránh những thành phần nào?
Tóm lại, chăm sóc cơ thể khoa học, lành mạnh là một trong những cách trị mề đay sau sinh tại nhà đơn giản nhất ngăn ngừa bệnh nổi mề đay sau sinh. Chúc mẹ sớm hồi phục nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Hives (Urticaria)
https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/hives-urticaria-a-to-z
Ngày truy cập: 22/10/2021.
2. Hives and angioedema
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hives-and-angioedema/symptoms-causes/syc-20354908
Ngày truy cập: 22/10/2021.
3. Hives
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/hives
Ngày truy cập: 22/10/2021.
4. Urticaria and Angioedema in Pregnancy and Lactation https://www.researchgate.net/publication/258828235_Urticaria_and_Angioedema_in_Pregnancy_and_Lactation
Ngày truy cập: 22/10/2021.
5. Your body after the birth
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/after-the-birth/your-body/
Ngày truy cập: 22/10/2021.