Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu hết các mẹ sinh thường sẽ chịu những tổn thương nhất định ở tầng sinh môn. Các vết khâu tầng sinh môn đều có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu như không được chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng. Vậy nên chăm sóc vết khâu tầng sinh môn như thế nào, rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì?
Hiểu được điều đó, MarryBaby đề xuất một số cách chăm sóc và sản phẩm vệ sinh, giảm đâu cho mẹ sinh thường. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm hiểu giải đáp cho câu hỏi rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì, mẹ nên biết lý do vì sao mẹ cần chăm sóc kỹ vết thương tại tầng sinh môn sau sinh và cần lưu ý dùng đúng loại dung dịch để rửa và giảm đau nhằm tránh gây nên nhiễm khuẩn tầng sinh môn.
Theo đó, nhiễm khuẩn tầng sinh môn sau sinh, hay còn gọi là nhiễm khuẩn hậu sản, là một trong nhiễm trường hợp hay gặp nhất trong tai biến sản khoa. Tác nhân gây bệnh gồm tất cả các vi khuẩn thông thường như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí…
Một số tác hại khi mẹ bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn có thể kể đến như:
Đó là những tác hại khôn lường của việc nhiễm khuẩn tầng sinh môn của sản phụ sau sinh. Do đó, mẹ cần biết cách vệ sinh khu vực trọng yếu này thật kỹ lưỡng sau khi sinh. Trong đó, việc rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì và cách chăm sóc tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng.
Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn còn bị sưng và đau. Mẹ có thể sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Mẹ luôn nhớ giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Ngoài ra, khi lau khô, mẹ cẩn thận làm từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.
Tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn có thể khiến mẹ đau nhức. Để giảm bớt cảm giác này, mẹ nên chọn tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu. Mẹo lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi cũng giúp vết thương không bị đè nén nhiều.
Một số vấn đề xảy ra khi chuyển dạ có thể khiến mẹ bị táo bón sau khi sinh. Nếu mẹ bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. Hãy làm theo các gợi ý sau đây để giảm thiểu tình trạng này:
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Câu trả lời là bằng nước và hãy giữ cho chỗ khâu được sạch sẽ, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tầng sinh môn.
Sau khi đi toilet, mẹ cần lưu ý khi vệ sinh bằng cách:
Đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành. Tập đi bộ còn giúp mẹ ngăn ngừa cứng khớp và đau lưng do nằm nhiều.
Sau ngày đầu tiên, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh hoặc khu vực xung quanh khoa hậu sản.
Mẹ có thể bắt đầu tập luyện bằng cách đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và đi nhẹ nhàng.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là cách để mẹ phục hồi vết thương hiệu quả và có sữa cho con. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Chúng giúp tạo các tế bào mới, khiến quá trình lành vết thương dễ dàng hơn.
Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn. Theo bác sĩ sản khoa, một số cách vệ sinh nhằm hồi phục vết rạch tầng sinh môn nẹ nên tham khảo như:
Ngoài ra, mẹ có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiện đang được bán trên thị trường. Chúng được sử dụng để thúc đẩy quá trình hồi phục tầng sinh môn mà không để lại sẹo.
>> Mẹ có thể tham khảo: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa.
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho mau lành? Xịt thảo dược Earth Mama Herbal Perineal là một loại thảo dược không mùi nhẹ nhàng cho mẹ sử dụng sau sinh.
Công dụng
Hướng dẫn sử dụng
Chai Xịt giảm đau New Mama Bottom Spray được sản xuất tại Mỹ. Đây là sản phẩm bán chạy nhất của hãng Earth Mama Angel Baby và là một trong những sản phẩm “phải có” ở các bệnh viện tại Mỹ.
Công dụng
Hướng dẫn sử dụng
Lắc đều và xịt “vùng bên dưới” bất cứ khi nào cần thiết, đặc biệt là sau khi mẹ đi vệ sinh và tắm.
Mẹ còn chưa biết nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì thì hãy tham khảo sản phẩm này nhé.
Bình xịt lạnh Dermoplast giúp nhanh làm lành vết thương. Được sử dụng cho các vết cắt, vết thương hở và rất phổ biến tại các bệnh viện ở Mỹ với khoảng 90% sản phụ trên thế giới tin dùng.
Công dụng
Hướng dẫn sử dụng
>>> Mẹ có cùng câu hỏi Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp “cô bé” không?
Miếng dán lạnh Tucks giảm đau sau sinh được sản xuất tại Mỹ. Một hộp miếng dán lạnh Tucks giảm đau sau sinh gồm 100 miếng dùng để giảm đau vùng tầng sinh môn, mẹ có thể dùng trong thời gian khá lâu với chi phí tiết kiệm.
Công dụng
Hướng dẫn sử dụng
Sau khi sinh, mẹ hay có cảm giác sưng đau ngứa do vết cắt tầng sinh môn. Kem bôi Earth Mama Perineal Balm là câu trả lời cho việc rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho hiệu quả.
Sản phẩm từ thương hiệu Earth Mama Angel Baby của Mỹ và được tin dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Công dụng
Hướng dẫn sử dụng
Dùng 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm vết sưng, ngứa. Bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng thường xuyên.
>> Mẹ có thể tham khảo: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Bên cạnh việc tham khảo cách lựa chọn sản phẩm chăm sóc vết khâu tầng sinh môn như trên, các bác sĩ sản khỏa đặc biệt lưu ý việc chăm sóc vết khâu trong giai đoạn hậu sản. Cụ thể là:
>>> Mẹ có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm tới sức khỏe không?
Mong rằng bài viết đã giải đáp thắc mắc nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nhớ bất kỳ sản phẩm nào, mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Chúc mẹ mau phục hồi để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/cach-cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-mau-lanh/#:~:text=Ch%E1%BB%89%20c%E1%BA%A7n%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc,Sau%20%C4%91%C3%B3%20lau%20kh%C3%B4%20l%E1%BA%A1i.
Ngày truy cập: 25/01/2022
2. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh-1147
Ngày truy cập: 25/01/2022
3. Incision Care After Vaginal Birth
https://www.fairview.org/Patient-Education/Articles/English/i/n/c/i/s/Incision_Care_After_Vaginal_Birth_82258
Ngày truy cập: 25/01/2022
4. Recovering from a perineal tear
https://www.tommys.org/pregnancy-information/after-birth/recovering-perineal-tear
Ngày truy cập: 25/01/2022
5. Perineal tears recovery and care
https://www.nct.org.uk/labour-birth/after-your-baby-born/perineal-tears-recovery-and-care
Ngày truy cập: 25/01/2022
6. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh-1147
Ngày truy cập: 24/01/2022
7. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/cach-cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-mau-lanh/
Ngày truy cập: 24/01/2022
8. Sau thủ thuật cắt tầng sinh môn
https://www.sarahbush.org/staywell/doc/3/88088
Ngày truy cập: 24/01/2022
9. Labor and delivery, postpartum care
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233
Ngày truy cập: 24/01/2022
10. Antenatal maternal education for improving postnatal perineal healing for women who have birthed in a hospital setting
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6486191/
Ngày truy cập: 24/01/2022