Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tình trạng nhức mỏi toàn thân sau sinh làm ảnh hưởng và cản trở không ít hoạt động hàng ngày của mẹ. Vậy sau sinh bị nhức mỏi toàn thân có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Sau sinh, các cơn đau làm ê ẩm toàn thân như đau lưng, mỏi vai gáy, đau xương khớp, nhức mỏi tay chân là tình trạng thường gặp ở bà đẻ. Các cơn đau này thường kéo dài từ lúc mang thai đến sau khi sinh, cũng có trường hợp kéo dài vài năm sau sinh, nhất là đối với mẹ sinh mổ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân là gì?
Các nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân có thể kể đến là:
Sau sinh, nếu cơ thể chưa kịp phục hồi mà mẹ lại luôn tay, luôn chân để thay tã, tắm rửa, bế em bé, làm việc nhà nhiều, sẽ gây mỏi lưng cho mẹ. Ngược lại, nếu mẹ nằm nghỉ quá nhiều, ít cử động tay chân làm khí huyết tích tụ ở vùng chậu sẽ dẫn đến đau lưng.
Ở giữa thai kỳ, thai nhi lớn dần lên, kích thước tử cung cũng giãn ra, tạo áp lực lên dây chằng vùng thắt lưng khiến thắt lưng phải dồn nhiều sức để nâng đỡ. Đến cuối thai kỳ, dây chằng bắt đầu giãn ra, chùng xuống, dây thần kinh vùng chậu và mạch máu cũng chịu áp lực. Đây cũng là thời điểm nhiều mẹ bầu có cảm giác đau lưng và cơn đau này kéo dài đến cả sau khi sinh.
Do đó, mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân là vì dây chằng bị giãn ra, chưa kịp hồi phục bên trạng thái ban đầu.
Đối với mẹ có tiền sử đau nhức xương khớp, cơn đau này sẽ càng trầm trọng hơn sau sinh.
Hàm lượng canxi cần cho mẹ sau sinh còn cao hơn nhiều so với mẹ bầu. Do đó, sau khi sinh, mẹ có khả năng bị loãng xương cao hơn. Loãng xương có thể gây tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân hoặc đau ở các vùng xương chịu thường chịu gánh nặng của cơ thể như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.
>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú: Nên dùng loại nào?
Hormone estrogen biến đổi lớn hơn ở giai đoạn sau sinh làm cản trở quá trình hoạt động của các xương khớp, từ đó, làm gia tăng tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân.
Không ít mẹ sau sinh bị thiếu máu, mất cân bằng gan, thận. Theo đông y, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp – mầm mống khiến mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân.
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh vì bị tổn thương khí huyết. Do đó, nếu không được giữ ấm, mẹ có thể bị đau lưng, ê ẩm toàn thân.
Các nhà khoa học đã chỉ ra mối tương quan mật thiết giữa giấc ngủ à các cơn đau nhức. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể khiến mẹ kiệt sức, từ đó cảm thấy uể oải, nặng nề và ê ẩm toàn thân. Hơn nữa, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các mô và tế bào, điều này làm mẹ đau nhức thường xuyên hơn.
Đây là tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống kéo dài hơn 6 tháng mà không lý giải được nguyên nhân, triệu chứng phổ biến nếu mẹ mắc hội chứng này là các cơn nhức mỏi, kiệt sức.
Viêm phổi có thể dẫn đến cơ thể thiếu oxy. Nếu không có đủ oxy, các tế bào hồng cầu và mô trong cơ thể không thể hoạt động đúng chức năng, có thể gây ra đau nhức.
>>Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm chức năng bổ phổi, không phải cứ dùng nhiều là bổ
Mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân là điều hết sức bình thường. Nhưng về lâu dài, mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp xương, gây trở ngại đến quá trình chăm con, khó khăn trong sinh hoạt do viêm nhiễm các khớp xương cốt.
Bên cạnh đó, mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân trong khoảng 4 – 6 tháng sau sinh, cũng có trường hợp mẹ bị nhức mỏi liên tục trong vài năm sau sinh.
Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân nhìn chung không quá nguy hiểm cho mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ chủ quan không nghiêm túc điều trị, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí ở lần mang thai kế tiếp.
>>Bạn có thể quan tâm: Bật mí các bài thuốc dân gian chữa hậu sản mòn hữu hiệu
Chắc hẳn mẹ đang tự hỏi nên làm gì để làm giảm cơn nhức mỏi toàn thân sau sinh. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ tham khảo.
Uống nước sẽ không giúp mẹ chữa khỏi cơn nhức mỏi toàn thân, nhưng nó có thể phần nào cải thiện sức khỏe xương khớp. Vì nước có tác dụng kích thích sản xuất chất lỏng hoạt dịch trong khớp và làm giảm sưng viêm quanh khớp, khuyến khích sự phát triển của các tế bào mới trong các mô sụn. Do đó, mẹ hãy cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày mẹ nên uống từ 2,5-3 lít nước.
Mẹ sau sinh cần được bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng để mau hồi sức. Do vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mẹ có thể tham khảo là: cua, tôm, ốc, sữa, các chế phẩm từ sữa…
>>Bạn có thể quan tâm: Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào
Vận động nhẹ cũng giúp co giãn gân cốt, lưu thông máu. Tuy nhiên, mẹ cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không nên lao động quá sức hoặc nghỉ ngơi quá nhiều.
Thường xuyên tập thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ giúp mẹ co giãn các khớp xương, từ đó, hạn chế tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập như: yoga, hạn chế đau nhức. Một số bài tập có thể thực hiện như đi bộ, tập yoga, kegel, đạp xe…
>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết
Khi tắm nước ấm, hơi nóng sẽ giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó, cải thiện đáng kể cơn nhức mỏi toàn thân.
Mẹ có thể thực hiện bằng cách rửa sạch lá ngải cứu, cho vào chảo rang nóng cùng với muối hạt. Khi hỗn hợp đã chín tới thì cho vào một miếng vải mỏng và chờm lên vùng bị nhức.
Gừng có tính ấm, giúp tán hàn, giúp lưu thông huyết mạch, làm giảm nhức mỏi nhanh chóng. Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ chuẩn bị 500g củ gừng tươi, sau đó cho vào bình ngâm rượu trắng 45 độ. Khoảng 2-3 tuần sau, mẹ có thể bắt đầu dùng để xoa lên vùng bị nhức mỏi.
>>Bạn có thể quan tâm: Cho con bú có nên uống trà xanh? Có làm giảm lượng sữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?
Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A3, B3 và saponin, sắt không những giúp cải thiện thể trạng và nguồn sữa cho mẹ sau sinh, mà còn giúp giảm đáng kể cơn đau xương khớp. Mẹ có thể hầm món gồm hỗn hợp: chân giò, rau mồng tơi và rượu.
Đối với phương pháp dùng thuốc, mẹ lưu ý không nên tự ý dùng thuốc giảm đau nhức nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc này có thể giúp mẹ giảm nhức mỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thời gian sau sinh cũng là thời gian bé được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế, dùng thuốc giảm đau có thể ít nhiều ảnh hưởng đến bé thông qua việc bú sữa mẹ.
Nếu các biện pháp trên không làm thuyên giảm cơn đau, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì cơn nhức mỏi toàn thân lúc này có thể đã chuyển biến trầm trọng hơn.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân sau sinh và nắm được các phương pháp giúp giảm đau hiệu quả.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Your post-pregnancy body
https://www.nhs.uk/conditions/baby/support-and-services/your-post-pregnancy-body/
Truy cập ngày 07/10/2022
2. Postpartum Pain Management
https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-pain-management#
Truy cập ngày 07/10/2022
3. Musculoskeletal pain and symptoms in pregnancy: a descriptive study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6262502/
Truy cập ngày 07/10/2022
4. Relief of pain due to uterine cramping/involution after birth
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD004908.pub3/full
Truy cập ngày 07/10/2022
5. Postnatal care up to 8 weeks after birth
https://www.nice.org.uk/guidance/cg37
Truy cập ngày 07/10/2022