Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 13/01/2023

Sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất? Mẹ bỉm vừa sinh con cần lưu ý!

Sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất? Mẹ bỉm vừa sinh con cần lưu ý!
Kiêng cữ sau sinh con là điều các mẹ bỉm sữa phải tuyệt đối tuân thủ. Vì đây là giai đoạn bạn cần có thời gian để nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe. Vậy sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất?

Để biết sau sinh kiêng gió bao lâu; bạn cần hiểu kiêng cữ sau sinh là gì trước nhé.

Kiêng cữ sau sinh là gì?

Kiêng cữ sau sinh là một thuật ngữ dân gian chỉ thời gian nghỉ ngơi của sản phụ sau khi sinh con. Giai đoạn này là lúc các mẹ bỉm lấy lại sức khỏe và có sữa cho con bú.

>> Bạn có thể xem thêm: Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?

Tại sao bà đẻ phải kiêng gió?

Phong tục này xuất xứ từ người Trung Hoa từ ngày xa xưa. Và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa của người Hoa.

Theo văn hóa xưa, người phụ nữ sau khi sinh không được ra ngoài. Thậm chí, người thân trong gia đình cũng không được vào phòng của bà đẻ. Điều này giúp bà đẻ cân bằng lại được năng lượng cho cơ thể và bảo vệ em bé khỏi các nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc ở cữ cũng cần phải đảm bảo từ việc ăn uống cho đến phòng ở của bà đẻ phải ở nhiệt độ ấm, tránh nhiệt độ lạnh và kiêng gió. Vì người xưa quan niệm, cơ thể của thai phụ sau sinh rất mệt mỏi và thân nhiệt kém. Vậy bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất?

Bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu?

bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu?
Bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu?

Tham khảo trang Family Doctor, cơ thể phụ nữ khi chuyển dạ sinh nở sẽ trải qua chấn thương và mất nhiều sức nên cần được phục hồi. Quá trình hồi phục sau sinh không chỉ diễn ra trong vài ngày, thậm chí có thể phải mất đến vài tháng.

Mặc dù, có nhiều phụ nữ cảm thấy cơ thể dường như đã hồi phục sau sinh 6-8 tuần. Nhưng có một số phụ nữ cần mất nhiều thời gian hơn để được phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Thời gian ở cữ này sẽ khác nhau tùy vào sức khỏe của mỗi phụ nữ và tùy vào việc sinh thường hay sinh mổ.

Vậy bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu? Theo quan niệm xưa, bà đẻ cần kiêng gió trong 3 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn thời gian kiêng gió và nghỉ ngơi trong 6-8 tuần theo khoa học chứng minh. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để lấy lại sức khỏe sau khoảng thời gian chuyển dạ đau đớn và mệt mỏi nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Đầu năm đi thăm bà đẻ có xui không? Câu chuyện nan giải ngày tết đến xuân về!

Những sai lầm khi mẹ bỉm kiêng gió

Khi bạn đã biết sau sinh kiêng gió bao lâu rồi; thì cũng cần tránh những quan niệm sai lầm trong giai đoạn ở cữ dưới đây:

  • Không đi ra ngoài: Việc thường xuyên ở trong phòng kín cùng với sự thay đổi sau sinh sẽ khiến cho sản phụ dễ rơi vào tâm trạng buồn bã. Do đó, bạn nên ra ngoài khi khỏe hơn để hít khí trời và thư giãn.
  • Ở trong phòng kín hoàn toàn: Hiện tại chưa có tài liệu khoa học nào nói đến việc phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong phòng kín gió hoàn toàn. Tốt nhât, bạn nên ở trong phòng có không gian thoáng đãng để cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
  • Không sử dụng quạt máy: cữ có được nằm quạt không? Thực tế chưa có tài liệu khoa học nào nói bà đẻ không nên sử dụng quạt máy. Tuy nhiên, khi biết sau sinh kiêng gió bao lâu; bạn cũng nên khéo léo tránh để quát máy thổi trực diện vào mình và em bé. Thay vào đó hãy để quạt quay ở hướng khác giúp không khí phòng thêm thoái mái.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau sinh bao lâu thì được ra đường mẹ bỉm sữa đã biết chưa?

Những lưu ý trong thời gian kiêng gió

sau sinh kiêng gió bao lâu? Sau sinh kiêng những gì?

Với những thông tin trên bạn đã biết sau sinh kiêng gió bao lâu rồi phải không? Ngoài ra, bạn cũng nên làm những việc sau để cơ thể được phục hồi hoàn toàn:

  • Hạn chế leo cầu thang: Trong tuần đầu tiên, bạn nên cố gắng giảm số lần leo cầu thang.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cố gắng ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ để giúp cơ thể nhanh khỏe mạnh trở lại.
  • Tránh nâng vật nặng: Bạn nên tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn em bé trong thời gian ở cữ để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
  • Rửa tay: Đây là một việc nhỏ nhưng bạn phải làm thường xuyên. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã cho bé và trước khi cho bé ăn.
  • Giữ cho việc chăm sóc con trở nên đơn giản: Hãy tìm hiểu lịch trình và nhu cầu của con trong vài tuần đầu tiên để việc chăm sóc con thêm dễ dàng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bữa sáng cho bà đẻ nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh?

Những kiêng cữ dân gian khác

Bên cạnh việc kiêng gió và sau sinh kiêng gió bao lâu, bạn có thể biết thêm các kiêng cữ sau sinh theo dân gian sau:

Như vậy bạn đã hiểu tại sau bà đẻ phải kiêng gió cũng như sau sinh kiêng gió bâu lâu rồi. Tốt nhất, bạn nên ở cữ sau sinh trong khoảng 6-8 tuần hoặc nhiều hơn cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe mạnh trở lại. Trong khoảng thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. WOMEN SHOULD REST FOR A MONTH AFTER CHILDBIRTH—MYTH OR FACT?

https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_4ekbzznm

Truy cập ngày 02/01/2023

2. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery)

https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/

Truy cập ngày 02/01/2023

3. Caring for Your Health After Delivery

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9679-postpartum-care

Truy cập ngày 02/01/2023

4. Recovering From Delivery

https://kidshealth.org/en/parents/recovering-delivery.html

Truy cập ngày 02/01/2023

5. What’s Normal (and Not) After You Give Birth?

https://health.clevelandclinic.org/whats-normal-and-not-after-you-give-birth/

Truy cập ngày 02/01/2023

x